Bạch tuộc khi dịch trong ngôn ngữ của Tiếng Anh có ý nghĩa là octopus, khi bạn đọc phát ra âm thanh thì là : ˈⱰktəpəs. Bạch tuộc trong đại dương được xem như một loài thân ngắn, mềm, hình ovan, được xếp vào bộ Octopoda sống ở phía đáy biển và đặc biệt có thị giác của Bạc tuộc rất tốt.
Kiến thức, thông tin tìm hiểu về Bạc tuộc: Khám phá bí mật về bạch tuộc – Loài “quái vật” biển cả
Bạch tuộc là động vật rất thông minh, có thể là thông minh hơn bất kỳ một động vật thân mềm nào. Bạch tuộc có thể điều khiển đồ vật, giải toán khó, giao tiếp với loài khác khiến một số nhà nghiên cứu cho rằng chúng đến từ ngoài hành tinh.

Có khoảng 300 loài bạch tuộc đã được các nhà khoa học phát hiện trong thế giới đại dương rộng lớn. Và loài động vật không xương sống này cũng ẩn chứa rất nhiều điều thú vị khiến các nhà khoa học không khỏi kinh ngạc.
Bạch tuộc
- Bạch tuộc thuộc bộ Octopoda, có cấu tạo cơ thể thân mềm gần giống với loài mực ống. Cấu trúc cơ thể bạch tuộc là loại không xương, không có vỏ ngoài cứng nên loài động vật này có thể dễ dàng len lỏi qua các khe đá nhỏ dưới lòng đại dương. Phần cứng duy nhất của bạch tuộc có hình dạng giống mỏ vẹt, nằm dưới đầu, giữa 8 cánh tay.
- Bạch tuộc có ngoại hình trông giống như một cái mái vòm hay cái bát úp lên trên một đống râu mực cỡ lớn vậy. Nhưng thực tế thì cái mà chúng ta vẫn gọi là đầu của bạch tuộc đó lại chính là phần thân của nó, bên trong đó chứa tất cả những cơ quan nội tạng quan trọng bao gồm cả 3 trái tim, 2 tim bơm máu cho mang, còn 1 tim sẽ bơm máu đi toàn bộ cơ thể.
- Máu của bạch tuộc có màu xanh nhạt.
- Thị lực của bạch tuộc rất tốt nhưng tiếc thay chúng lại bị điếc.
- Trong tất cả các loài sinh vật biển, bạch tuộc được xếp loại là loài động vật thông minh nhất. Hệ thần kinh của chúng hoạt động khá phức tạp, hơn 2/3 nơron nằm trong những dây thần kinh ở các tua. Các tua bạch tuộc có những phản xạ phức tạp với sự điều khiển của ít nhất ba cấp độ của hệ thần kinh.
- Những xúc tu trên tua của bạch tuộc có tác dụng giống như giác hút giúp bạch tuộc có thể giữ chặt con mồi đồng thời những xúc tu này còn giúp bạch tuộc xác định được địa hình và hình dạng của những thứ nó bám vào.
- Tay của bạch tuộc có thể mọc lại khi bị mất.
- Các loài bạch tuộc thường thích chạy trốn hơn là quay lại đánh nhau với kẻ thù, chúng thường tích nước vào phần thân rồi bắn ra với tốc độ cực nhanh tạo thành phản lực để đẩy cả cơ thể của chúng về phía trước nhằm tìm đường trốn chạy khỏi kẻ thù. Tốc độ của chúng vào khoảng 25km/h.
Bạch tuộc có khả năng nhớ trong ngắn hạn và dài hạn
>> Từ Getting Started dịch ra Tiếng Việt từ Tiếng Anh là gì (ví dụ-cách dùng-nghĩa)
- Các nhà khoa học đã khám phá được bạch tuộc có khả năng nhớ trong ngắn hạn và dài hạn. Chúng có thể phân biệt được hình dạng, bắt chước được mọi hoạt động của vật thể sau khi quan sát. Khả năng trốn thoát của bạch tuộc phải gọi là bậc thầy bởi chúng vô cùng thông minh. Một số ngư dân đã không thể phát hiện được bạch tuộc len lỏi vào tàu của họ để ăn uống ngon lành rồi biến mất lúc nào không hay.
- Tuy nhiên, vòng đời của bạch tuộc rất ngắn, thông thường khoảng tầm 2 năm, nhưng có loài chỉ sống được 6 tháng. Duy chỉ có bạch tuộc khổng lồ ở Thái Bình Dương có thể kéo dài tuổi thọ đến 5 năm nếu như sống trong môi trường lý tưởng.
Cuộc sống của bạch tuộc cũng gần giống với cá hồi.
- Các nhà khoa học cho rằng, cuộc sống của bạch tuộc cũng gần giống với cá hồi. Chúng không thể sống được lâu sau khi giao phối. Những con đực thường chết sau 1 vài tháng kể từ khi đưa bọc tinh trùng của mình vào con cái. Những con bạch tuộc cái sẽ sống lâu hơn để bảo vệ trứng của mình.
Một điều thú vị là bạch tuộc có cơ chế giao phối khá đặc biệt. Con đực sẽ tạo ra một bọc tinh trùng và đưa vào cơ thể con cái thông qua một chiếc vòi. Khi tiến vào sâu trong con cái, chiếc vòi này sẽ bắt đầu căng phồng, dễ dàng phóng lượng tinh của mình một cách dễ dàng và triệt để, có khả năng loại bỏ được những đứa con tương lai của đối thủ trước.
Bạch tuộc có khả năng biến đối màu sắc cơ thể
- Giống như tắc kè hoa, bạch tuộc có khả năng biến đối màu sắc cơ thể thích nghi với điều kiện môi trường xung quanh để có thể lẩn tránh kẻ thù một cách hoàn hảo nhất. Ngoài ra, bạch tuộc có thể phun mực vào đối phương khi gặp nguy hiểm. Mực tối khiến cho những kẻ tấn công này không thể nhìn thấy bạch tuộc và chúng dễ dàng tẩu thoát.
- Bạch thuộc là loài động vật săn đêm, thức ăn ưa thích của chúng là cua, nhuyễn thể và tôm càng.
- Bạch tuộc cái có thể đẻ tới 150.000 trứng trong hai tuần. Con cái sẽ không kiếm mồi mà chỉ tập trung vào việc bảo vệ trứng của mình. Điều đó khiến những con bạch tuộc con sau khi sinh ra sẽ mất mẹ bởi mẹ chúng bị chết vì thiếu dưỡng chất và đói trong một thời gian dài.
- Một con bạch tuộc con mới sinh có kích thước của một con bọ chét.
- Bạch tuộc đốm xanh là một trong những động vật biển có nọc độc nhất trên thế giới: nó có thể giết chết bạn sau 1 cú cắn.
- Bạch tuộc di chuyển bằng cách bò hoặc bơi. Nhưng cách di chuyển chính của chúng là bò.
Bạch tuộc có lối sống như thế nào, cấu tạo của bạch tuộc: Vì sao xúc tu bạch tuộc không bị rối vào nhau?
Các nhà khoa học cho biết bộ não của bạch tuộc không thể kiểm soát hoàn toàn cùng một lúc tám xúc tu và những chuyển động rất phức tạp của chúng. Tuy nhiên, các xúc tu đó lại không cuốn và rối vào nhau. Một nghiên cứu gần đây đã tìm ra cơ chế giúp chúng tránh được nguy cơ này.
Vì sao xúc tu bạch tuộc không bị rối vào nhau?
Các nhà khoa học tại Đại học Hebrew Jerusalem của Israel cho biết, các giác hút trên xúc tu bạch tuộc sẽ bám vào bất kỳ vật gì ngoài cơ thể của nó.
Khi xúc tu con vật vừa chạm vào da nó, chất hóa học do da tiết ra sẽ làm các giác hút trên xúc tu tạm ngưng hoạt động và giúp chúng không bị rối vào nhau.
Để khám phá ra điều này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một thử nghiệm độc đáo. Họ cắt rời xúc tu của một con bạch tuộc và cho nó chạm vào một xúc tu khác, vẫn còn dính liền với cơ thể con vật.
Dù bị cắt rời khỏi cơ thể nhưng xúc tu vẫn có thể cử động một lúc lâu, vẫn có thể di chuyển, cuốn vào các vật thể và giác hút vẫn hoạt động. Xúc tu bị cắt rời không thể bám vào những xúc tu khác, nhưng khi các nhà khoa học lột da đi thì nó lại có thể bám vào.
Các nhà khoa học cho biết họ hoàn toàn ngạc nhiên bởi giải pháp thông minh và đơn giản của loại bạch tuộc.
Cấu tạo các bộ phận của bạch tuộc: Bạch tuộc có cả tay và chân
Thuật ngữ Octopus (bạch tuộc) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ và có nghĩa là tám chân. Nhưng một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học quốc tế cho thấy loài động vật thân mềm này có sáu tay và hai chân.
Từ trước tới nay người ta vẫn tin tám xúc tu của bạch tuộc chia thành hai nhóm, trong đó bốn xúc tu phía sau có nhiệm vụ đẩy cơ thể còn bốn xúc tu phía trước được sử dụng để thực hiện các thao tác khác như bắt mồi, đưa thức ăn vào miệng, dò đường.
20 trung tâm hải dương học ở Anh, Bỉ, Đức, Phần Lan, Ireland và Hà Lan cùng tiến hành theo dõi bạch tuộc để tìm hiểu xem liệu loài vật này có xu hướng thường xuyên sử dụng chi ở một bên (phải hoặc trái) như con người hay không. Họ bỏ nhiều đồ chơi vào bể rồi theo dõi suốt ngày đêm. Họ vô cùng sửng sốt khi phát hiện ra rằng, một số nhận thức cơ bản của con người về loài bạch tuộc cần được xem xét lại.
“Tại tất cả trung tâm hải dương học tham gia nghiên cứu, chúng tôi đều nhận thấy một hiện tượng: bạch tuộc chỉ dùng cặp xúc tu sau cùng để đẩy cơ thể mỗi khi muốn bơi. Hai chi trước của chúng có nhiệm vụ dò tìm và định hướng. Bốn chi ở giữa được sử dụng để hỗ trợ cặp chi sau và chi trước trong những trường hợp cần thiết”, Alex Gerard, một chuyên gia tại trung tâm hải dương học ở Brighton thuộc bờ biển phía nam nước Anh, cho biết.
Một con bạch tuộc Vulgaris. Ảnh: greenexpander.com.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy khi rơi vào tình thế khó khăn, bạch tuộc luôn sử dụng cặp xúc tu thứ ba để hỗ trợ cặp xúc tu thứ nhất, chứ không tham gia vào thao tác đẩy cơ thể. Điều này trái ngược với quan niệm cho rằng, bốn chi phía sau của chúng có nhiệm vụ đẩy cơ thể.
“Hơn một nửa số bạch tuộc trong diện bị theo dõi không tỏ ra có thiên hướng sử dụng các chi bên phải hay bên trái thường xuyên hơn. Số còn lại chia thành hai nhóm có số lượng xấp xỉ bằng nhau, trong đó một nhóm hay sử dụng các chi bên phải và nhóm kia thường xuyên dùng các xúc tu bên trái”, Clair Little, trưởng nhóm nghiên cứu tại trung tâm ở Weymouth (Anh), cho biết.
Theo Claire, các con mắt của bạch tuộc đều hướng về phía trước cơ thể, vì thế chúng sử dụng mắt để xác định xem nên dùng xúc tu nào trong một tình huống cụ thể. Nhìn chung bạch tuộc có xu hướng chọn xúc tu gần vật thể nhất.
Một số nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng một số con bạch tuộc hay sử dụng các xúc tu ở bên phải hơn bên trái và ngược lại. Claire nhận định nguyên nhân của hiện tượng này có thể xuất phát từ việc mắt ở một bên bị giảm thị lực.
Để tăng mức độ khách quan, các nhà khoa học thu thập kết quả từ hơn 2.000 quan sát riêng rẽ với sự trợ giúp của nhiều tình nguyện viên.
Sự khác biệt giữa Bạch tuộc và Calamari
Bạch tuộc vs Calamari
Khám phá sự khác biệt giữa bạch tuộc và mực sẽ trở lại với nhiều người do tính biến thiên cao về hai loài này. Là một điểm khởi đầu, một con là động vật chân đầu trong khi con kia là thức ăn được làm từ cephalepad. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp hai thuật ngữ này không được hiểu rõ và được gọi nhầm. Do đó, một kiến thức đúng đắn về cả bạch tuộc và mực cùng nhau sẽ xóa tham chiếu nhầm lẫn hoặc nhầm lẫn. Bài viết này dự định thảo luận về sự khác biệt giữa bạch tuộc và mực với các cuộc thảo luận có liên quan về đặc điểm tương ứng của chúng.
Bạch tuộc
Bạch tuộc là một loài chân đầu thuộc về Dòng: Bạch tuộc. Có khoảng 300 loài bạch tuộc còn tồn tại ở các đại dương trên thế giới. Thông thường, chúng là động vật đáy sống dưới đáy biển. Bạch tuộc có hai mắt và bốn cặp cánh tay. Chúng là động vật đối xứng hai bên, nhưng chúng cũng cho thấy sự đối xứng xuyên tâm. Bạch tuộc không có bất kỳ bộ xương bên trong và bên ngoài mặc dù một số động vật chân đầu khác làm; thay vào đó, cơ thể của họ duy trì độ cứng thông qua áp suất thủy tĩnh. Chúng có một cái miệng với một cái mỏ cứng, và nó nằm ở điểm trung tâm của cánh tay. Bạch tuộc có các chiến lược khác nhau để ngăn chặn những kẻ săn mồi bao gồm trục xuất mực, ngụy trang và hiển thị khử màu. Cánh tay của chúng được trang bị các ống hút hoặc mút, để cố định vật phẩm của con mồi thông qua một nắm mạnh. Trên tất cả, hệ thống thần kinh phức tạp và phát triển của họ là một trong những tính năng quan trọng cần thông báo.
Calamari
Calamari là thức ăn được chế biến từ mực, là một loài động vật thân mềm khác của động vật thân mềm. Nói cách khác, mực là tài liệu tham khảo ẩm thực cho mực. Calamari gọi là mực ở nhiều nơi trên thế giới. Thuật ngữ calamari có nguồn gốc từ Ý, vì nó được tạo ra trong các món ăn Ý. Trong quy trình chuẩn bị, con mực đã phạm tội và lớp phủ được làm sạch trước. Sau đó, các vòng nhỏ được thực hiện bằng kỹ thuật cắt thích hợp. Gia vị với các thành phần thích hợp theo sau chiên dầu sâu với một lớp bột. Đó là một món ăn Địa Trung Hải đặc biệt, cực kỳ phổ biến trên khắp thế giới. Mức độ phổ biến cao, đặc biệt là ở châu Âu và Bắc Mỹ. Vì mức độ phổ biến cao, giá đặc biệt cao trong số nhiều loại hải sản khác. Thông thường, mực hoặc mực chiên có một lớp bột với các thành phần đặc biệt để tăng hương vị, và những thứ khác nhau tùy theo khu vực và nhu cầu của khách hàng. Hình dạng thông thường của calamari là hình tròn hoặc hình tròn, và nó được phục vụ với nước sốt như một món ăn đơn giản mà không có quá nhiều đồ trang trí. Tuy nhiên, mực tẩm bột là một loại thực phẩm khác được làm từ mực bằng cách loại bỏ lớp phủ và nhồi với bánh mì và gạo.
Sự khác biệt giữa Bạch tuộc và Calamari là gì?
• Bạch tuộc là động vật, trong khi calamari là thực phẩm.
• Bạch tuộc có sự đa dạng lớn giữa các loài, nhưng sự đa dạng của các loại thức ăn không nhiều khi mực được chế biến từ bất kỳ loài mực nào.
• Một con bạch tuộc nhất định có thể là thức ăn cho một động vật biển khác như cá voi, cá heo, cá mập hay bạch tuộc. Tuy nhiên, calamari sẽ không bao giờ là thức ăn của động vật khác mà là thức ăn của con người.
• Bạch tuộc có nguồn gốc ở biển; trong khi đó, calamari bắt nguồn từ các món ăn Địa Trung Hải.
• Bạch tuộc rất phổ biến đối với ngư dân, nhà sinh vật học và những người quan tâm đến động vật trong khi calamari là thực phẩm phổ biến ở những người không ăn chay.
• Tuổi thọ của bạch tuộc đặc biệt dài hơn so với mực.
Con mực tiếng Anh là gì
Khi dùng tên gọi Tiếng Anh Loài mực được gọi là Squid
Tìm hiểu về loài mực – cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn
Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm. Có khoảng 500 loài mực trên thế giới, sống rải rác ở tất cả các đại dương, chúng là nguồn thức ăn tuyệt vời cho các loài cá như cá voi, cá heo, cá mập, cá biển và cả những con mực khác. Có thể nói chúng là loài thân mềm yếu ớt, vậy làm sao có thể sinh tồn trong thế giới tự nhiên?
Mực thường được tìm thấy ở cửa sông, biển sâu và vùng nước ngoài khơi. Ở những vùng nước lớn, không nơi nương náu khiến chúng dễ bị tấn công nên cơ chế tự vệ đầu tiên để phát hiện nguy hiểm là đôi mắt to và sáng. Loài mực khổng lồ, có những con mắt to bằng đĩa ăn, loài có mắt to nhất trong thế giới động vật.
Tuy nhiên, ở những vùng nước đục hoặc vào ban đêm, mực dựa vào cảm biến thứ hai, được tạo từ hàng nghìn tế bào sợi nhỏ li ti chạy dọc cơ thể được gắn vào nơ-ron thần kinh. Khi bơi, các con vật tạo ra sóng, các tế bào sợi cảm nhận và gửi thông tin đến não. Nhờ vậy, mực có thể cảm nhận được kẻ săn mồi ngay cả trong dòng nước tối. Lường trước mối nguy hiểm, mực có thể trốn kẻ thù.
Đặc tính thích nghi ấn tượng nhất của mực chính là mưu mẹo đánh lừa kẻ thù. Da mực chứa hàng nghìn cơ quan nhỏ gọi là sắc tố bào, chúng chứa sắc tố màu đen, nâu, đỏ, vàng. Sắc tố bào phản chiếu các tế bào bên dưới giúp mực thay đổi màu theo môi trường và ẩn thân. Khi các cơ co lại, màu của tế bào bị phô ra, ngược lại, khi các cơ giãn ra, màu cũng được giấu đi. Mỗi sắc tố bào được điều khiển riêng biệt bởi hệ thần kinh, vậy nên, trong khi vài cái nở ra, số còn lại giữ nguyên hiện trạng. Hiện tượng này được gọi là ngụy trang màu sắc tương phản, khiến thân dưới của mực có màu nhạt hơn thân trên, loại bỏ bóng khiến kẻ thù không thể nhận ra nó từ bên dưới.
Tuy nhiên, vài loài săn mồi như cá voi hay cá heo không bị mắc lừa, chúng dùng sóng âm để hình dung con mực ngụy trang. Không để bị lật tẩy, mực vẫn còn hai chiêu nữa.
Chiêu thứ nhất là phun mực (chủ yếu gồm dịch nhầy và melanin nên có màu tối). Chiêu phun mực này sẽ tạo một vùng khói mù lớn có thể chặn tầm nhìn của kẻ thù, hay tạo ra một cái bóng đánh lạc hướng kẻ săn mồi.
Chiêu thứ hai, khi bị dồn đến đường cùng, mực dựa vào phản lực để phóng đi khỏi loài săn mồi, đạt vận tốc tới 40km/giờ và đi hàng mét trong vài giây. Điều này khiến chúng là động vật thân mềm nhanh nhất Trái Đất.
Ngoài ra, vài loài mực còn phát triển một số hình thức thích nghi mới khá đặc biệt. Loài mực quỷ sống ở vùng biển sâu, khi bị khiêu khích, sẽ dùng các tua mực để tạo hang và trốn sau đó. Hay một số loài mực sử dụng xúc tu đào và tự chôn mình xuống cát để trốn khỏi tầm mắt kẻ thù. Mực bay ở Thái Bình Dương dùng cách bắn mình bay khỏi mặt nước để tránh kẻ thù.
Khả năng thích ứng tuyệt vời của mực cho phép chúng sinh sôi nhanh chóng trong 500 triệu năm qua. Nhờ đó, ta biết được thêm rất nhiều về loài động vật thân mềm này và cách chúng làm chủ nghệ thuật sinh tồn dưới đáy biển sâu.
Khác nhau: Bạch tuộc và mực có cách tiến hóa khác biệt với tất cả các loài
Bạch tuộc, cùng với một số loài mực có một khả năng đặc biệt đó là thường xuyên chỉnh sửa trình tự RNA (axit ribonucleic) của chúng để thích nghi với môi trường.
Bạch tuộc và mực có cách tiến hóa khác biệt với tất cả các loài – 1
Điều này rất kỳ lạ vì đó thực sự không phải cách thích nghi thường xảy ra ở động vật đa bào. Khi một sinh vật thay đổi theo một cách cơ bản nào đó, nó thường bắt đầu bằng một đột biến di truyền – thay đổi đối với DNA.
Những thay đổi di truyền đó sau đó được dịch chuyển thành hoạt động nhờ tác nhân phụ phân tử của DNA, RNA. Có thể coi các chỉ dẫn DNA như một công thức, trong khi RNA là đầu bếp sắp xếp việc nấu nướng trong bếp của mỗi tế bào, tạo ra các protein cần thiết giúp toàn bộ sinh vật hoạt động.
Nhưng RNA không chỉ thực hiện các hướng dẫn một cách mù quáng, đôi khi nó còn ứng biến với một số thành phần, thay đổi loại protein nào được tạo ra trong tế bào trong một quá trình hiếm gặp được gọi là chỉnh sửa RNA.
Khi một sự chỉnh sửa như vậy xảy ra, nó có thể thay đổi cách thức hoạt động của các protein, cho phép sinh vật tinh chỉnh thông tin di truyền mà không thực sự trải qua bất kỳ đột biến gene nào. Nhưng hầu hết các sinh vật không thực sự bận tâm với phương pháp này, vì nó lộn xộn và gây ra các vấn đề thường xuyên hơn khi giải quyết chúng.
“Sự đồng thuận giữa những người nghiên cứu những thứ như vậy là Mẹ thiên nhiên đã thử chỉnh sửa RNA, nhận thấy nó mong muốn và phần lớn đã từ bỏ nó”, nhà nghiên cứu Anna Vlasits cho biết.
Vào năm 2015, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng loài mực thông thường đã chỉnh sửa hơn 60% RNA trong hệ thần kinh của nó. Những chỉnh sửa đó về cơ bản đã thay đổi sinh lý não của mực, có lẽ để thích nghi với các điều kiện nhiệt độ khác nhau trong đại dương.
Nhóm nghiên cứu đã trở lại vào năm 2017 với một phát hiện thậm chí còn đáng kinh ngạc hơn đó là có ít nhất hai loài bạch tuộc và một loài mực nang làm điều tương tự một cách thường xuyên. Để so sánh về mặt tiến hóa, họ cũng xem xét ốc anh vũ cùng sên, và nhận thấy khả năng chỉnh sửa RNA của chúng còn thiếu.
Đồng trưởng nhóm nghiên cứu, Joshua Rosenthal thuộc Phòng thí nghiệm sinh vật biển Mỹ, cho hay: “Điều này cho thấy mức độ cao của việc chỉnh sửa RNA không phải là động vật thân mềm, đó là một phát minh của động vật chân đầu”.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích hàng trăm nghìn vị trí ghi RNA ở những loài động vật này, chúng thuộc phân lớp coleoid của động vật chân đầu. Họ phát hiện ra rằng việc chỉnh sửa RNA thông minh đặc biệt phổ biến trong hệ thần kinh coleoid.
Trong khi đó, nhà di truyền học Kazuko Nishikura từ Viện Wistar Mỹ, người không tham gia nghiên cứu, nói nhận định: “Tôi tự hỏi liệu nó có liên quan đến bộ não cực kỳ phát triển của chúng hay không?”
Rosenthal nói: “Có điều gì đó khác biệt về cơ bản đang diễn ra ở những con động vật chân đầu này”.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng khả năng đặc biệt đi kèm với sự đánh đổi về mặt tiến hóa khác biệt, khiến động vật chân đầu khác biệt với phần còn lại của thế giới động vật.
Xét về quá trình tiến hóa bộ gene (loại sử dụng đột biến gene), coleoid đã tiến hóa thực sự rất chậm. Các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng đây là một sự hy sinh cần thiết.
Rosenthal nhấn mạnh: “Kết luận ở là đây để duy trì sự linh hoạt trong việc chỉnh sửa RNA, các coleoid đã phải từ bỏ khả năng tiến hóa ở các khu vực xung quanh”.
Bước tiếp theo, nhóm sẽ phát triển các mô hình di truyền của loài động vật chân đầu để họ có thể theo dõi cách thức và thời điểm chỉnh sửa RNA này bắt đầu.
Mực sống ở đâu, mực có cấu tạo thế nào, kiến thức về loài mực, lối sống của mực
Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm. Có khoảng 500 loài mực trên thế giới, sống rải rác ở tất cả các đại dương, chúng là nguồn thức ăn tuyệt vời cho các loài cá như cá voi, cá heo, cá mập, cá biển và cả những con mực khác. Có thể nói chúng là loài thân mềm yếu ớt, vậy làm sao có thể sinh tồn trong thế giới tự nhiên?
Mực thường được tìm thấy ở cửa sông, biển sâu và vùng nước ngoài khơi. Ở những vùng nước lớn, không nơi nương náu khiến chúng dễ bị tấn công nên cơ chế tự vệ đầu tiên để phát hiện nguy hiểm là đôi mắt to và sáng. Loài mực khổng lồ, có những con mắt to bằng đĩa ăn, loài có mắt to nhất trong thế giới động vật.
Tuy nhiên, ở những vùng nước đục hoặc vào ban đêm, mực dựa vào cảm biến thứ hai, được tạo từ hàng nghìn tế bào sợi nhỏ li ti chạy dọc cơ thể được gắn vào nơ-ron thần kinh. Khi bơi, các con vật tạo ra sóng, các tế bào sợi cảm nhận và gửi thông tin đến não. Nhờ vậy, mực có thể cảm nhận được kẻ săn mồi ngay cả trong dòng nước tối. Lường trước mối nguy hiểm, mực có thể trốn kẻ thù.
Đặc tính thích nghi ấn tượng nhất của mực chính là mưu mẹo đánh lừa kẻ thù. Da mực chứa hàng nghìn cơ quan nhỏ gọi là sắc tố bào, chúng chứa sắc tố màu đen, nâu, đỏ, vàng. Sắc tố bào phản chiếu các tế bào bên dưới giúp mực thay đổi màu theo môi trường và ẩn thân. Khi các cơ co lại, màu của tế bào bị phô ra, ngược lại, khi các cơ giãn ra, màu cũng được giấu đi. Mỗi sắc tố bào được điều khiển riêng biệt bởi hệ thần kinh, vậy nên, trong khi vài cái nở ra, số còn lại giữ nguyên hiện trạng. Hiện tượng này được gọi là ngụy trang màu sắc tương phản, khiến thân dưới của mực có màu nhạt hơn thân trên, loại bỏ bóng khiến kẻ thù không thể nhận ra nó từ bên dưới.
Tuy nhiên, vài loài săn mồi như cá voi hay cá heo không bị mắc lừa, chúng dùng sóng âm để hình dung con mực ngụy trang. Không để bị lật tẩy, mực vẫn còn hai chiêu nữa.
Chiêu thứ nhất là phun mực (chủ yếu gồm dịch nhầy và melanin nên có màu tối). Chiêu phun mực này sẽ tạo một vùng khói mù lớn có thể chặn tầm nhìn của kẻ thù, hay tạo ra một cái bóng đánh lạc hướng kẻ săn mồi.
Chiêu thứ hai, khi bị dồn đến đường cùng, mực dựa vào phản lực để phóng đi khỏi loài săn mồi, đạt vận tốc tới 40km/giờ và đi hàng mét trong vài giây. Điều này khiến chúng là động vật thân mềm nhanh nhất Trái Đất.
Ngoài ra, vài loài mực còn phát triển một số hình thức thích nghi mới khá đặc biệt. Loài mực quỷ sống ở vùng biển sâu, khi bị khiêu khích, sẽ dùng các tua mực để tạo hang và trốn sau đó. Hay một số loài mực sử dụng xúc tu đào và tự chôn mình xuống cát để trốn khỏi tầm mắt kẻ thù. Mực bay ở Thái Bình Dương dùng cách bắn mình bay khỏi mặt nước để tránh kẻ thù.
Khả năng thích ứng tuyệt vời của mực cho phép chúng sinh sôi nhanh chóng trong 500 triệu năm qua. Nhờ đó, ta biết được thêm rất nhiều về loài động vật thân mềm này và cách chúng làm chủ nghệ thuật sinh tồn dưới đáy biển sâu.
Râu bạch tuộc tiếng Anh là gì
tiếng anh của Râu bạch tuộc là: tentacles
Con cá voi tiếng Anh là gì
whale có nghĩa là Con Cá voi
Cá mập tiếng anh là gì
Ý nghĩa trong tiếng anh của Cá mập là: shark ( đây là từ bạn thường nghe thấy trong các chương trình gọi vốn).
Tìm hiểu kiến thức , thông tin về loài Cá mập: Bạn biết gì về cá mập trắng, loài cá săn mồi lớn nhất thế giới
Cá mập trắng (tên khoa học Carcharodon carcharias ) là loài cá săn mồi lớn nhất trên thế giới.
Cá mập trắng thuộc họ cá mập “máu nóng” được gọi là Lamnidae, hoặc cá mập cá thu, có thể duy trì nhiệt độ bên trong cơ thể ấm hơn môi trường bên ngoài – không giống như các loài cá mập “máu lạnh” khác, theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Florida, Mỹ.
Cá mập trắng lớn là thành viên sống duy nhất của chi Carcharodon – bắt nguồn từ “karcharos” trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là mài và “odous,” có nghĩa là răng. Cái tên này được lựa chọn nhiều vì cá mập trắng lớn có 300 chiếc răng hình tam giác, răng cưa. Những con cá mập này có thân hình viên đạn, da xám và bụng trắng.
Mặc dù là một trong những loài cá mập được biết đến nhiều nhất nhờ các bộ phim như “Jaws” (1975), cá mập trắng lớn sống một lối sống kín đáo, và các nhà khoa học vẫn còn nhiều điều để tìm hiểu về loài săn mồi mang tính biểu tượng này.
Bạn biết gì về cá mập trắng, loài cá săn mồi lớn nhất thế giới? – 1
Cá mập trắng thỉnh thoảng cắn người vì nhầm tưởng là hải cẩu, thức ăn của chúng.
Con cái thường lớn hơn con đực
Kích thước cá mập trắng lớn khác nhau, nhưng cá cái có thể lớn hơn cá đực. Theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Smithsonian, cá mập trắng lớn cái đạt chiều dài trung bình từ 4,6 đến 4,9 m, trong khi con đực thường đạt từ 3,4 đến 4 m, theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Smithsonian ở Washington DC.
Những con cá mập trắng lớn nhất có thể dài tới 6,1 m, và có những báo cáo chưa được xác nhận về những con cá mập trắng lớn dài tới 7 m, theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Florida. Con trưởng thành nặng từ 1.800 và 3.000 kg, theo Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF).
Loài cá mập lớn nhất từ trước đến nay là loài cá mập megalodon ( Carcharocles megalodon) hiện đã tuyệt chủng, có thể dài tới 18 m hoặc hơn, mặc dù các nhà khoa học vẫn đang tranh luận về kích thước chính xác của nó.
Cá mập trắng được tìm thấy ở đâu?
Bạn biết gì về cá mập trắng, loài cá săn mồi lớn nhất thế giới? – 2
Đôi cá mập đang bơi ở biển Mexico
Cá mập trắng lớn có phạm vi địa lý lớn; chúng sống ở hầu hết các đại dương ôn đới và nhiệt đới trên thế giới và có các quần thể cư trú ngoài khơi bờ biển của Mỹ, Úc, Nam Phi và các nước khác.
Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, chúng thường được nhìn thấy nhiều nhất ở các vùng nước mát hơn, ôn đới và bơi trên bề mặt cũng như xuống độ sâu hơn 1.200 m dưới bề mặt.
Cá mập trắng lớn di cư và thực hiện các cuộc hành trình đường dài trên đại dương rộng lớn, có thể để kiếm thức ăn và sinh sản. Một nghiên cứu năm 2002 được công bố trên tạp chí Nature phát hiện ra rằng một con cá mập trắng lớn đã bơi 3.800 km từ bờ biển trung tâm California đến đảo Kahoolawe ở Hawaii.
Năm 2005, các nhà nghiên cứu đã theo dõi một con cá mập trắng lớn bơi gần 11.100 km từ bờ biển Nam Phi đến Úc, trước khi quay trở lại. Để có đủ năng lượng cho những chuyến đi dài như vậy, cá mập trắng lớn tích trữ năng lượng trong gan chứa nhiều dầu của chúng.
Cá mập trắng có nguy hiểm?
Cá mập trắng lớn thỉnh thoảng cắn và giết con người, mặc dù nguy cơ bị cá mập cắn là rất thấp. Một nghiên cứu năm 2021 được công bố trên Tạp chí Giao diện của Hiệp hội Hoàng gia phát hiện ra rằng, đối với một con cá mập trắng lớn vị thành niên, hình dạng và chuyển động của con người khi bơi hoặc chèo trên ván lướt sóng trông giống như hải cẩu – một trong những nguồn thức ăn chính của chúng. Điều này cho thấy các cuộc tấn công có thể là một trường hợp nhầm lẫn, ít nhất là đối với trẻ vị thành niên.
“Cá mập trắng thường được miêu tả là những kẻ giết người không có tâm và thích ăn thịt người, tuy nhiên, điều này dường như không đúng. Con người chỉ giống như thức ăn của chúng mà thôi”, Laura Ryan, tác giả chính của nghiên cứu năm 2021 và là người sau tiến sĩ nhà nghiên cứu tại Đại học Macquarie ở Úc, cho biết.
Theo Hồ sơ tấn công cá mập quốc tế của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Florida (ISAF), đã có 354 vụ cá mập trắng lớn tấn công vô cớ, trong đó có 57 cuộc chạm trán chết người, được ghi nhận kể từ năm 1580 – nhiều hơn bất kỳ loài cá mập nào khác.
Cá mập trắng lớn là loài săn mồi ăn nhiều loại con mồi, bao gồm cá, hải cẩu, rùa biển và chim biển. Cá mập trắng lớn sử dụng tốc độ nhanh chóng để bắt con mồi. Nhờ cơ thể thuôn dài, chúng có thể bơi trên mặt nước với tốc độ lên đến 24 km / h.
Bằng cách săn bắt con mồi, cá mập trắng lớn và các loài cá mập khác đóng một vai trò quan trọng trong đại dương. Chúng giữ cho quần thể con mồi khỏe mạnh bằng cách bắt những cá thể yếu và ốm yếu, đồng thời ngăn những quần thể đó phát triển quá lớn so với nguồn tài nguyên của môi trường sống.
Những con vật duy nhất ăn thịt cá mập trắng lớn trưởng thành là cá voi trắng trưởng thành và cá voi sát thủ ( Orcinus orca ), chúng có thể săn cá mập trắng lớn để lấy gan giàu năng lượng của chúng.
Các nhà khoa học vẫn còn nhiều điều để tìm hiểu về loài cá mập trắng lớn, và phần lớn hành vi giao phối của chúng vẫn còn là một bí ẩn. Theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Florida, các nhà khoa học đã nghiên cứu các mẫu vật cá mập, chẳng hạn như những con cái đang mang thai vô tình bắt được và biết rằng cá mập trắng lớn không đẻ trứng. Trứng được thụ tinh nở bên trong cơ thể con cái và phát triển ở đó cho đến khi con cái sinh con.
Một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên tạp chí Biology Open(mở trong tab mới)phát hiện ra rằng phôi có thể ăn dịch tử cung và trứng chưa phát triển từ khi chúng nở bên trong người mẹ và khi chúng được sinh ra. Theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Florida, khi còn trong bụng mẹ, những con da trắng trẻ tuổi cũng tự nuốt răng của mình. Chúng có thể làm điều này để tái sử dụng canxi và các khoáng chất khác.
Quá trình mang thai được cho là mất khoảng một năm, sau đó một con cái sinh ra từ 2 đến 10 con con. Khi cá mập dài hơn 1m là lúc chúng được sinh ra và có thể tự chăm sóc bản thân.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, cá mập cái già nhất trong nghiên cứu là 40 tuổi và con đực già nhất là 73 tuổi. Điều này cho thấy con đực có thể sống lâu hơn con cái, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm để chứng thực những phát hiện này.
Cá mập trắng có nguy cơ tuyệt chủng ?
Theo đánh giá năm 2018, cá mập trắng lớn dễ bị tuyệt chủng và dân số của chúng đang giảm. Cá mập trắng lớn đang bị đe dọa trên toàn cầu khi bị con người đánh bắt. Cá mập trắng lớn cũng bị con người cố tình giết chết như một phần của các chương trình bảo vệ bãi biển ở Úc và Nam Phi, mặc dù đôi khi cá mập bị bắt và được thả về đại dương.
Tìm hiểu kiến thức Cá mập-Tuổi thọ của Cá mập: Loài cá mập có thể sống hàng trăm năm
Cá mập Greenland chỉ cần khoảng 200 g cá mỗi ngày để sống sót với tuổi thọ lên tới vài trăm năm.
Bằng cách tìm hiểu tốc độ trao đổi chất, nhóm nghiên cứu đứng đầu là Eric Ste-Marie ở Đại học Windsor, Canada, thu được nhiều thông tin hữu ích về cá mập Greenland trước áp lực môi trường. Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Experimental Biology, Eric Ste-Marie và cộng sự kiểm tra lượng thức ăn mà cá mập Greenland cần để sống sót qua ngày.
Cá mập Greenland sinh sống ở vùng nước lạnh phía bắc Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương cũng như vùng biển bao quanh Greenland. Chúng là loài cá mập lớn, có kích thước trung bình 2,4 – 4,6 m. Đây là một trong những loài vật sống lâu nhất trên Trái Đất và động vật có xương sống tuổi thọ dài nhất thế giới. Giới nghiên cứu cho rằng chúng có thể sống tới 500 năm. Một nghiên cứu trên tạp chí Science năm 2016 ước tính tuổi thọ của 28 con cá mập Greenland, cá thể dài nhất khoảng 335 – 392 tuổi.
Nhóm của Eric Ste-Marie bắt 30 con cá mập Greenland trong 5 năm, gắn thẻ, lấy mẫu vật và lắp máy đo sinh học thu thập thông tin về chuyển động, nhiệt độ cơ thể của chúng và nhiệt độ nước. Kết quả cho thấy cá mập Greenland rất lờ đờ, di chuyển xung quanh ở tốc độ rất chậm. Sử dụng thông tin trên, nhóm nghiên cứu có thể xác định nhu cầu calo của cá mập Greenland. Theo đó, một cá thể nặng khoảng 227 kg cần ăn 57 – 184 g cá hoặc động vật biển có vú để sinh tồn.
Lượng thức ăn này thấp hơn nhiều so với các loài cá mập khác sống ở vùng nước ấm hơn và bơi nhanh. Nghiên cứu công bố trước đó vào năm 2013 ước tính cứ cách 11 ngày, cá mập trắng lớn nặng 907 kg cần ăn 30 kg mỡ cá. Các nghiên cứu trước đây phát hiện động vật có tốc độ trao đổi chất chậm có tuổi thọ dài hơn trong khi sinh vật trao đổi chất nhanh có tuổi thọ ngắn hơn.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học nhấn mạnh việc hiểu rõ nhu cầu ăn của cá mập Greenland rất quan trọng nhằm xác định chúng sinh tồn như thế nào khi biến đổi khí hậu dẫn tới thay đổi về số lượng con mồi và mạng lưới thức ăn. Số lượng cá mập Greenland đang giảm dần và môi trường sống ở Bắc Cực của chúng ấm lên nhanh hơn bất kỳ khu vực nào khác trên Trái Đất.