Nội Dung

THUẬT THÔI MIÊN là gì (tìm hiểu các kiến thức thông tin liên quan)

Chủ đề này tìm hiểu về THUẬT THÔI MIÊN (và các kiến thức thông tin liên quan)

THUẬT THÔI MIÊN LÀ GÌ

Định nghĩa, ý nghĩa khái niệm: Thôi miên là sự tập trung cao độ, kết hợp với thả lỏng và thư giãn cơ thể hết mức. Để đạt tới trạng thái thôi miên, phương thức cổ xưa nhất là “điểm nhìn cố định” vào quả lắc hoặc một chiếc đồng hồ đong đưa trước mắt của người bị thôi miên, khiến họ “miễn nhiễm” với môi trường xung quanh.

>> Con tàu Noah (tìm hiểu các thông tin liên quan)

THUẬT THÔI MIÊN (tìm Hiểu Các Kiến Thức Thông Tin Liên Quan) Taytou Com
THUẬT THÔI MIÊN (tìm Hiểu Các Kiến Thức Thông Tin Liên Quan) Taytou Com

Thôi miên trị liệu là ứng dụng nhằm mục đích thay đổi một cách nhanh chóng những hành vi, những thói quen xấu như hút thuốc, đánh bạ, uống rượu, tính cầu toàn, tính trì hoãn… Phương pháp này cũng có thể giúp trị liệu chứng hoảng sợ như sợ nhện, sợ côn trùng, sợ đi máy bay, sợ sấm sét, sợ tiêm thuốc…

Cảm giác bị thôi miên như thế nào, có thật hay không

Bác sĩ Dư Quang Châu nhấn mạnh: “Thực sự mà nói tác dụng của thôi miên cũng không phải là quá thần kỳ như là có thể chữa bách bệnh, hay có thể sai khiến người khác làm theo ý mình… Trên thực tế, thôi miên vẫn còn nằm trong ranh giới nửa thực nửa ảo và hiệu quả cũng chỉ đến với một số ít người nên chưa được giới khoa học chấp nhận”.

>> Omega-3 là gì (tìm hiểu các thông tin vấn đề liên quan)


Thôi miên không phải là có tác dụng thần kỳ

Thỉnh thoảng chúng ta vẫn nghe trường hợp có người giữa nơi công cộng hoặc trên tàu, trên xe, thậm chí giữa buổi chợ đông bỗng như bị “hớp hồn” và đã tự động móc ví tiền hoặc tự lấy đồ trang sức trên mình rồi trao cho một kẻ lạ nào đó. Một lúc sau nạn nhân mới chợt hiểu ra là mình đã bị “lột sạch”, mất hết tài sản cá nhân.

Trường hợp này hiện có rất nhiều ý kiến, thậm chí còn trái ngược nhau. Có người cảnh giác cho rằng nạn nhân đã tự gây mê, người khác gọi là bị bỏ “bùa mê, thuốc lú”. Lại có ý kiến là do nạn nhân tự “bịa” ra. Nhưng nếu gây mê thì làm sao nạn nhân lại có thể trở về nhà và bình tĩnh nhớ lại trường hợp bản thân bị mất tiền như thế nào. Thậm chí họ đã tự trao tiền bạc, nữ trang cho kẻ xấu như có ai đó điều khiển. Bởi vậy, có ý kiến lý giải rằng những trường hợp trên chính là hiện tượng thuộc về thuật thôi miên của những tay “cao thủ” đã lợi dụng nghề nghiệp của mình để làm điều xấu.

Trên phương diện sinh học, nhà bác học Nga Páplốp đã phân tích quy trình thôi miên chính là một dạng ức chế thần kinh của lớp vỏ não con người. Đây là trạng thái ức chế từng phần của vỏ não, giống như khi ta đang ngủ nhưng vẫn tồn tại một tiềm thức, một “điểm thức” nào đó ở vỏ não. Chính qua điểm thức này, đối tượng bị thôi miên đã nghe được lời nói hoặc nhìn được cử chỉ “ám thị” của người thực hiện thôi miên.

Qua các phương tiện máy móc y tế hiện đại, hiện nay các nhà khoa học đã ghi nhận hoạt động của não bộ con người, và đã khẳng định khi con người chìm vào giấc ngủ bình thường thì có hai giai đoạn quan trọng lần lượt được thay thế nhau: giai đoạn ngủ chậm (ngủ lơ mơ) và giai đoạn ngủ nhanh (ngủ sâu). Trong quá trình ngủ chậm, não bộ con người sẽ xuất hiện những sóng điện não, từ đó giấc ngủ sẽ chỉ đến từ từ và sâu dần. Còn giai đoạn ngủ nhanh đòi hỏi phải có những sóng điện não vận động nhanh, sự vận động của nhãn cầu cũng nhanh theo. Nhìn bề ngoài giống như người đang ngủ rất sâu, nhưng bên trong vẫn tồn tại một “sóng điện não” của người đang thức, đối tượng thấy mình hoạt động như người trong mơ và sẵn sàng nghe theo lời thôi miên…

Còn theo bác sĩ Dư Quang Châu, Giám đốc Trung tâm cảm xạ Địa sinh học, Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng, người từng học thôi miên tại Pháp và thực hành trong vòng gần 30 năm thì thôi miên là một kỹ thuật giúp người ta chuyển từ trạng thái tỉnh táo – trạng thái mơ màng – có chủ ý và hướng sự quan tâm của bạn đến một số mục đích cụ thể nào đó để có thể đạt được mục đích. Tương tự như trạng thái mơ màng, thôi miên là một hiện tượng bình thường, an toàn và lành mạnh.

Khi thôi miên, cũng như khi đang mơ màng, tâm trí bạn vẫn tỉnh táo nhưng bạn cũng gần như lãng quên đi những tác động bên ngoài. Trong cả hai trường hợp mơ màng và thôi miên trí óc của bạn điều chỉnh về “tần số alpha” – điều khác biệt là khi thôi miên trí óc của bạn tập trung đến một mục đích cụ thể mà bạn muốn đạt được và không trừu tượng. Những mục đích có thể là: cai thuốc lá, giảm ăn, nâng cao khả năng tự nhận thức bản thân, vượt qua những nỗi sợ hãi, ám ảnh, tăng khả năng nhớ – Không có giới hạn nào cho các mục đích có thể đặt ra.

Khi bị thôi miên “nhẹ” thì điện não đồ giống như trong giai đoạn ngủ chậm. Nhưng khi thôi miên “sâu”, lúc ấy điện não đồ giống như giai đoạn ngủ nhanh. Lúc này đối tượng bị thôi miên sẵn sàng tiếp thu và thực hiện lời ám thị của thầy thuốc… Hiện nay các khoa thần kinh học trên thế giới đều cho rằng, thôi miên là một dạng tâm thần đặc biệt của con người (kể cả động vật) được sự tác động kích thích từ bên ngoài gây nên. Nó có những đặc điểm chung của điện não đồ như khi ta đang ở trong trạng thái ngủ nhanh, hoặc thiếp đi.

Trên thế giới, cụ thể là trong lĩnh vực tâm lý học y khoa, thôi miên được các bác sĩ sử dụng nhằm giảm đau khi cấy ghép tủy xương, khiến cho việc nội soi dạ dày dễ chịu hơn, giảm chứng đau nửa đầu, đau do các khối u, giảm đau khi sinh con, điều trị rối loạn thính lực, ổn định huyết áp, điều trị các bệnh đau mãn tính, ù tai, chóng mặt, dị ứng thần kinh, herpes, mất ngủ, trầm cảm. Và đặc biệt hữu hiệu với những trẻ em sợ đến trường, sợ thi, học kém, sợ giao tiếp, đái dầm, rối loạn ngôn ngữ, và cả những vận động viên thể dục thể thao trước kỳ thi đấu, rối loạn tiêu hóa, cai nghiện, giải tỏa stress mãn tính…

Một thí nghiệm về sự thôi miên.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải cho biết, thôi miên là có thật và đã thực sự tồn tại ở một số nước trên thế giới. Nhiều tài liệu cũng đã chỉ ra bí ẩn của những vụ thôi miên để lừa đảo. Năm 2009, trên tờ Los Angeles Times, Alexei Skrypnikov, cựu chuyên gia tâm lý thuộc Viện Nghiên cứu khoa học của Cảnh sát Liên bang Nga cho biết, giữa những năm 90 của thế kỷ XX, những vụ cướp bằng thôi miên nở rộ nên Viện đã cùng Cơ quan điều tra thực nghiệm và chỉ ra điểm cốt lõi của kỹ thuật mà giới tội phạm sử dụng là hình thức thay thế nội dung.

Ông minh chứng, bộ não chúng ta chỉ có khả năng xử lý một lượng thông tin nhất định trong một khoảng thời gian. Nếu lượng thông tin dồn đến quá mạnh và nhanh hoặc ngược lại quá chậm nhưng được nói đi nói lại một nội dung, thì hoạt động của não sẽ chùng xuống, chúng ta trở nên lơ đãng, mất tập trung và mức độ cảnh giác giảm đi. Khi đó, chúng ta rơi vào một trạng thái bị thôi miên. Kỹ thuật này tuy đơn giản, nhưng rất hiệu quả.

Bác sĩ Dư Quang Châu nhấn mạnh: “Thực sự mà nói tác dụng của thôi miên cũng không phải là quá thần kỳ như là có thể chữa bách bệnh, hay có thể sai khiến người khác làm theo ý mình… Vì nếu nó thực sự có hiệu quả như những lời quảng cáo thì bây giờ trong các bệnh viện, cơ quan nghiên cứu tâm lý đã đưa nó vào trong thực nghiệm nhiều rồi. Trên thực tế, thôi miên vẫn còn nằm trong ranh giới nửa thực nửa ảo và hiệu quả cũng chỉ đến với một số ít người nên chưa được giới khoa học chấp nhận”.

Trở lại ví dụ về thôi miên đã được đề cập trong các kỳ trước, khi mà tôi tập trung nhớ lại toàn bộ quá trình “thôi miên” bằng bài tây của Long thì bí ẩn của việc biến mất quân bài kia hoàn toàn rất dễ hiểu. Sau khi cho xem 5 con bài tây rồi dẫn dụ nhắm mắt tập trung nhớ lấy 1 con, việc còn lại của “nhà thôi miên” chỉ là tìm ra 5 con bài khác (có màu sắc giông giống như những con bài cũ, song không trùng một con nào) rồi xòe ra thật nhanh cho người đối diện xem. Nếu ai đó không tinh ý thì rất dễ bị ảo tưởng rằng đúng con bài mình nghĩ biến mất thật, mà không nhận ra rằng cả 5 con bài ban đầu đều không xuất hiện ở lần sau này.

Học thôi miên không hề dễ dàng

Vẫn theo bác sĩ Dư Quang Châu, khoa học đã chứng minh thôi miên có một số mặt tích cực của thôi miên như: Ngưng hút thuốc lá: 80% trường hợp là thành công. Thôi miên cũng giúp chống lại các phản ứng do cai nghiện. Sự béo phì và phàm ăn: Thôi miên đóng vai trò nâng đỡ tâm lý trong điều trị béo phì. Chống lại các cơn đau: Thôi miên không thay thế được gây tê, nhưng có thể giúp giảm bớt liều lượng thuốc.

Thôi miên ngày càng được sử dụng nhiều trong phẫu thuật răng. Các rối loạn tâm lý: stress, hội chứng sợ hãi, lo âu cũng như sự bất lực, lãnh cảm, các vấn đề về chứng sợ đám đông, trí nhớ. Các rối loạn tiêu hóa: viêm loét dạ dày, viêm ruột kết hay tiêu chảy do stress. Các bệnh về tâm thần – tâm thể, các bệnh về da, tạng co giật, viêm mũi.

Trên thực tế muốn thôi miên một người cần phải có một thời gian chuẩn bị. Người được thôi miên phải đồng thuận với người thôi miên, tóm lại cần có sự hợp tác của đôi bên chứ không thể thực hiện cho bất kỳ ai nếu bản thân họ không đồng ý thực hiện một buổi thôi miên như vậy sẽ không có kết quả.

Đề cập tới một số vụ án được cho là các đối tượng đã dùng thôi miên để chiếm đoạt tài sản, bác sĩ Châu cho biết, những người bị lừa gạt lấy tiền phần nhiều là do kết hợp với lòng tham nên bị đối tượng lừa lấy tiền. Nhưng vì xấu hổ nên giấu đi những chi tiết khá tế nhị này, tất nhiên ngoại trừ những người bị chụp thuốc mê hay bị cho uống thuốc mê…

Bác sĩ đang tiến hành chữa bệnh bằng phương pháp thôi miên.
Còn PGS. TS Võ Văn Bản – bác sĩ tâm lý, Phó tổng giám đốc Bệnh viện Việt – Pháp cũng nhiều lần khẳng định, các vụ dùng thôi miên để lừa đảo chiếm đoạt tài sản chủ yếu đánh vào tâm lý lo lắng về sức khỏe, bệnh tật với mục đích bán hàng, lừa tiền. Con người vốn rất quan tâm tới sức khỏe, thể chất. Vì vậy, kẻ lừa đảo chỉ cần kéo đối tượng chú ý vào câu chuyện là ám thị dễ dàng, sâu dần sẽ rơi vào trạng thái thôi miên nhất là những người cả tin, phụ nữ, trẻ em…

“Đầu tiên, kẻ xấu tỏ vẻ cởi mở bắt chuyện với đối tượng, quan tâm chia sẻ bằng cách nói liên tục làm cho đối tượng cảm động, gật đầu đồng ý với những lý lẽ kẻ xấu đưa ra, không có thời gian để suy xét. Thường thì kẻ lừa đảo phải đi 2 người, một kẻ ám thị, kẻ kia phụ họa, đưa đẩy câu chuyện để đối tượng bị hút vào câu chuyện, nhanh chóng rơi vào bẫy lừa”.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải cho chúng tôi biết thêm: “Hiện tại ở Việt Nam chưa phát hiện được trường hợp nào có khả năng thôi miên. Hình thức người ta gọi là thôi miên được các đối tượng sử dụng để cướp đoạt tài sản của người dân trong thời gian gần đây thực chất chỉ là do một loại hương liệu”.

Bác sĩ Dư Quang Châu khẳng định: Sách chỉ dùng để tham khảo chứ không phải đọc là có thể làm được… Nếu không ai cũng có thể trở thành nhà thôi miên được, độc giả cũng không nên tin vu vơ… Đồng thời, ông cũng cảnh báo: “Hiện nay có phong trào dạy online về thôi miên trên mạng tôi cho rằng không nên vì chỉ làm tiền mất tật mang. Đã có rất nhiều người hỏi học tại trung tâm của tôi, mặc dù trước đây khi học ở Pháp, trong chương trình có dạy thôi miên, nhưng khi về Việt Nam tôi chỉ dùng nó làm phương pháp dẫn dụ cho những người bị mất ngủ, stress và làm cân bằng cơ thể mà thôi…

Bên cạnh đó, thôi miên hoàn toàn có thể học được song hoặc phải từ các cơ sở nghiên cứu, trường đại học có uy tín, hoặc được chính các giảng viên của các trường giảng dạy một cách nghiêm túc. Nhưng theo tôi biết cho đến hiện nay chưa có một trung tâm nào chính thức dạy phương pháp này. Đương nhiên nếu trung tâm thôi miên ra đời thì cần phải có một trường đại học, hoặc một cơ quan khoa học như Liên hiệp các hội Khoa học đỡ đầu và theo dõi huấn luyện một cách nghiêm túc, chứ không phải học và dạy tràn lan không kiểm soát như hiện nay

Thôi miên là như thế nào, cách thôi miên người khác như thế nào

Nhiều chuyên gia cho rằng, thôi miên về bản chất là một dạng khoa học huyền bí, điều khiển trạng thái tâm thần của con người. Thuật thôi miên ám chỉ khả năng điều khiển suy nghĩ của người khác, khiến não bộ của “nạn nhân” bị chi phối hoàn toàn và dường như mất đi chức năng tự kiểm soát hành vi bản thân.

Thế nhưng, đây thực chất chỉ là bề nổi – những chia sẻ chung chung mà truyền thông, giải trí hay phim ảnh đem lại cho các khán giả, còn sự thật và những yếu tố kì lạ về thôi miên vẫn còn là một ẩn số lớn.

Xuất hiện từ xa xưa

Nhiều ghi chép đã chỉ ra rằng thôi miên thực chất đã được người Ai Cập cổ đại và người Hi Lạp sử dụng trong những nghi lễ từ cách đây khoảng 3000 năm.

Tuy nhiên, quá ít bằng chứng để cho thấy vai trò quan trọng của thuật thôi miên từ thời cổ đại, nên hầu hết những nghiên cứu về hiện tượng này thường được tiến hành ở thời hiện đại, bắt đầu từ những năm 1800, khi thôi miên được cho là một cách thức gây mê trong chữa bệnh.

Khái niệm “thôi miên” lần đầu tiên được đề xuất bởi bác sĩ người Áo Franz Anton Mesmer khi đưa ra như một phương pháp trị bệnh mới, là một quá trình mà trong đó các chức năng suy nghĩ có ý thức của bộ não bị “qua mặt” để một dạng suy nghĩ cảm nhận có chọn lọc được thiết lập.

Có thể nói, thôi miên ẩn chứa nhiều điều kì lạ bởi khả năng điều khiển tâm trí chưa có lý giải rõ ràng. Vào thế kỷ 15, một tu sĩ ở Roma đã tìm cách lý giải hiện tượng này mà không dùng lý luận mang màu sắc thần giáo khi thực hiện một thí nghiệm nổi tiếng là để một con gà mái nằm ngửa trên tấm gỗ và luôn nhìn vào mắt của con gà.

Thôi miên là một quá trình mà trong đó các chức năng suy nghĩ có ý thức của bộ não bị “qua mặt” để một dạng suy nghĩ cảm nhận có chọn lọc được thiết lập.
Một lúc sau, con gà nằm yên, giống như đang ngủ và muốn đánh thức nó thì phải tác động nhẹ lên người con vật.

Có ý kiến cho rằng, con người khi đứng trước một nguy cơ bất ngờ và dễ sợ hãi thường có biểu hiện đứng nguyên tư thế giống ở động vật, kèm theo cứng cơ hay run người. Đó có thể coi là một nghiên cứu đầu tiên về thôi miên dưới góc độ khoa học.

Hiện nay, nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng thôi miên là một dạng khoa học thần bí, tạo nên “giấc ngủ tạm thời”.

Trên phương diện tâm lý, bản chất của thôi miên là khả năng “ám thị” của người làm thôi miên, khiến đối tượng bị “tự kỷ ám thị”. Tuy nhiên, khả năng bị thôi miên của từng người là khác nhau. Nhóm dưới 12 tuổi thường dễ bị thôi miên hơn bởi chu trình xử lý của não bộ chưa được hoàn chỉnh, trong khi đó có khoảng 20% người lớn rất khó bị thôi miên. Câu hỏi lớn nhất hiện nay là: trong khi bị thôi miên, ý thức có tồn tại không?

Theo các nghiên cứu, một người bị thôi miên không những đang tự kiểm soát những hành động của chính họ mà còn đang rất tỉnh táo. Mặc dù vậy, nhận thức của người bị thôi miên thường hướng vào bên trong chứ không phải hướng ra thế giới bên ngoài.

Ám thị trong y học

Trên thực tế, dưới tác dụng của thôi miên, hoạt động não bộ thay đổi, chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, và một số bộ phận của não bộ trở nên “thư giãn hơn”, trong khi những phần khác trở nên chủ động hơn nhờ xuất hiện sự gia tăng kết nối giữa các vùng vỏ não.

Các nhà khoa học tin rằng chính cách thức thay đổi hoạt động của não trong trạng thái bị thôi miên đã chứng minh thôi miên là một hiện tượng sinh học thần kinh khoa học, chứ không phải “tiểu xảo tạp kỹ” bí ẩn nào cả.

Họ nhận định, thôi miên là một quá trình mà khi đó các chức năng suy nghĩ có ý thức bị bỏ qua và một dạng suy nghĩ cảm nhận có chọn lọc được thiết lập.

Đây có thể được coi là tiền đề giải thích cho việc sử dụng thôi miên trong y học, cho dù phương pháp chữa bệnh bằng thôi miên hiện nay vẫn chưa có sự nhìn nhận thống nhất. Từ thời xa xưa, các nhà tu hành của Ấn Độ đã am hiểu thuật thôi miên, và vận dụng để chữa một số căn bệnh cho người.

Năm 1974, một bác sĩ người Pháp đã dùng thuật thôi miên để chữa các căn bệnh tâm thần cho bệnh nhân với cam kết đây là liệu pháp tâm lý điều trị rất có hiệu quả.

Thập kỷ 90 cũng chứng kiến sự nở rộ của liệu pháp thôi miên ở các nước Đông Âu, nhất là Nga và Ucraina. Ở châu Âu, việc đào tạo bác sĩ về phân tâm học rất phổ biến, cùng ứng dụng rộng rãi của liệu pháp chữa bệnh “không dùng thuốc” phân tâm học trị liệu.

Nhiều quan điểm khẳng định thôi miên có thể chữa bệnh, hướng đến một sự thay đổi vô thức trong bệnh nhân bằng cách đặt họ trong một trạng thái bị điều khiển hoàn toàn.

Để đạt tới trạng thái thôi miên, phương thức cổ xưa nhất là “điểm nhìn cố định” vào quả lắc đong đưa trước mắt của người bị thôi miên.
Ví dụ điển hình là cai nghiện thuốc lá bằng thôi miên đã được áp dụng tại Mỹ, hay thôi miên giúp con người tự “chỉnh hình” và làm đẹp.

Thí nghiệm thôi miên và nhổ răng được thực hiện ở Mỹ cho kết quả đầy kinh ngạc: ở những người dễ rơi vào trạng thái thôi miên sâu, cảm giác đau giảm đáng kể nhờ sự “ám thị” trong suốt quá trình thôi miên và sau thôi miên.

Hiện nay, một số khoa lâm sàng ở Mỹ đã áp dụng thôi miên cùng các liệu pháp chữa bệnh truyền thống khác trong điều trị các chứng bất an, nỗi ám ảnh và các thói quen có hại của người bệnh.

Nhiều người vẫn không tin tưởng vào phương pháp chữa bệnh này nhưng một số khác lại coi đây là một công việc thực sự và còn coi nó là một phương hướng điều trị mới trong tương lai.

Khoa học hay nghệ thuật?

Trong quá trình giãi mã về thôi miên, các nhà khoa học phát hiện ra rằng mỗi người có thể tự thôi miên chính mình nếu nắm được những thủ thuật thôi miên và bản thân người đó muốn đưa mình vào trạng thái vô thức.

Về lý thuyết, phương pháp này sử dụng tiềm thức để ảnh hưởng đến những hành vi theo cách mà nhận thức không thể thực hiện được. “Tự động thôi miên” được nhà tâm lý học người Pháp Emile Coue (1857 – 1926) tìm ra.

Ông đồng thời cũng là tác giả của cuốn “Self-Mastery Through Conscious” (tạm dịch: Sự thần kỳ của trí tuệ), miêu tả chi tiết cách con người có thể tự thôi miên bản thân giống như các nhà thôi miên vẫn thường làm.

Theo nhà tâm lý học này, thôi miên là một môn “nghệ thuật”, chứa đựng cả lợi – hại, và có vô số cách khác nhau để đi đến thành công. Ai cũng có khả năng thôi miên tiềm ẩn, chỉ khác ở chỗ có đủ sức kiểm soát và điều hành sức mạnh ấy hay không.

Thôi miên là sự tập trung cao độ, kết hợp với thả lỏng và thư giãn cơ thể hết mức. Để đạt tới trạng thái thôi miên, phương thức cổ xưa nhất là “điểm nhìn cố định” vào quả lắc hoặc một chiếc đồng hồ đong đưa trước mắt của người bị thôi miên, khiến họ “miễn nhiễm” với môi trường xung quanh.

Nhiều quan điểm khẳng định thôi miên có thể chữa bệnh, hướng đến một sự thay đổi vô thức trong bệnh nhân bằng cách đặt họ trong một trạng thái bị điều khiển hoàn toàn.
Khi đã tập trung cao độ, họ hoàn toàn không bị phân tâm, và dưới tác dụng “êm dịu” từ lời nói của người thôi miên, cơ thể họ rơi vào trạng thái thả lỏng, và ý thức dần dần sẽ bị che lấp bởi tiềm thức.

Hiện nay, phương pháp này không còn được ưa chuộng do hiệu quả thấp, mà thay vào đó các nhà tâm thần học thường vận dụng liệu pháp “thư giãn” thông qua một giọng nói nhẹ nhàng với nhịp điệu chậm rãi để đẩy sự tập trung lên cao độ.

Dựa trên nguyên lý này, một cá nhân có thể hoàn toàn tự thôi miên nhờ những bản nhạc hay những câu chuyện nhẹ nhàng. Thiền, xét trên một khía cạnh nào đó, cũng có thể coi như một hình thức tự thôi miên và thuộc phương pháp “thư giãn” này.

Về thực chất, giới khoa học vẫn chưa đạt được sự nhất trí trong vấn đề lý giải chính xác thôi miên là gì, hay có những cách nào để tiến hành thôi miên.

Có ý kiến cho rằng, đó là khả năng ám thị và sự tưởng tượng giữa một nhà thôi miên ám thị và người bị thôi miên. Thậm chí, có người tin rằng thôi miên chỉ là “diễn kịch”, mua vui bằng những tiểu xảo tạp kỹ hay mánh khóe ảo thuật.

Dù bất đồng quan điểm nhưng giới khoa học đều khẳng định thôi miên có bản chất là một quá trình xử lý thông tin từ trên xuống, có thể gây ra ám thị mạnh mẽ. Con người nghĩ rằng các hình ảnh, âm thanh từ thế giới bên ngoài tạo ra sự thật, nhưng bộ não lại xây dựng ngân hàng dữ liệu dựa trên kinh nghiệm từ quá khứ.

Sự thú vị của thôi miên là ở chỗ nó tạo ra thông tin sai lệch, dẫn đến hiện tượng quên hết những điều đã làm hay hành động xảy ra trong quá trình thôi miên khi não bộ đã trở về trạng thái bình thường…

Làm sao để không bị thôi miên

Theo thần thoại Hy Lạp, Hypnos là thần ngủ sống trong một hang động, bao quanh bởi những cây thuốc phiện và thực vật gây mê khác.

Vào năm 1842, bác sĩ phẫu thuật người Scotland tên James Braid đặt ra thuật ngữ ‘hypnotism’ để mô tả quá trình mà con người được đưa vào trạng thái giống như vô thức, do tập trung thị giác và tinh thần vào một vật thể duy nhất.

Thực tế, thôi miên là hiện tượng tâm lý đặc biệt được áp dụng trong thực hành lâm sàng. Hiểu theo cách đơn giản, thôi miên là trạng thái chú ý hoặc tập trung cao độ, thường gắn liền với sự thư giãn cao.

Trong trạng thái thôi miên, đa số mọi người cởi mở hơn với những gợi ý, lời đề nghị từ người khác mà bình thường họ dễ dàng từ chối.

Nhung luu y giup ban khong bi ke xau thoi mien
Những kẻ lừa đảo tạo sự tin tưởng và sử dụng kẽ hở nhận thức để đưa nạn nhân vào trạng thái thôi miên.
Về mặt tích cực, liệu pháp thôi miên có thể giúp bạn tư duy lạc quan, tăng tính kỷ luật và tự giác, chẳng hạn như giảm triệu chứng đau, căng thẳng và lo âu.

Việc sử dụng lâm sàng thường xuyên nhất của thôi miên bao gồm phá vỡ thói quen xấu, khắc phục chứng mất ngủ, nhớ lại những trải nghiệm bị lãng quên, và như liều thuốc gây mê để kiểm soát cơn đau.

Ngược lại, nhiều người cho rằng họ bị thôi miên thông qua các cuộc gọi điện thoại, hoặc gặp nhầm kẻ lừa đảo, sau đó tuân theo yêu cầu chuyển tiền cho các tài khoản ảo, hoặc mua những món vô giá trị một cách khó giải thích.

Một bật mí trái ngược với điều mọi người vẫn nghĩ, nạn nhân bị thôi miên hoàn toàn kiểm soát được bản thân, sẽ không bao giờ làm bất cứ điều gì mà thông thường họ cảm thấy sai trái.

Thật vậy, một người có thể được thư giãn đến mức mơ mộng, nghe theo lời đề nghị của ai đó, nhưng họ vẫn giữ lại chút nhận thức và không thể bị ép buộc làm điều gì đó chống lại ý muốn của họ.

Nhung luu y giup ban khong bi ke xau thoi mien
Thôi miên có thể được dùng như biện pháp chữa trị tâm lý.
Bạn chỉ có thể bị thôi miên nếu muốn hoặc cho phép kẻ xấu lợi dụng lòng tin, trừ phi bạn bị đánh gây choáng, sốc hoặc cho sử dụng chất gây ảo giác.

Ngoài ra, không phải ai cũng dễ bị thôi miên. Một số người dường như sở hữu đặc điểm “dễ thôi miên”, với mức độ thay đổi đa dạng giữa mỗi cá nhân. Sau đây là một số lưu ý giúp bạn không dễ rơi vào kế hoạch “thôi miên” của kẻ xấu:

  • Thôi miên ép buộc không thể tác dụng lên những người thiếu tin tưởng, vì bản chất của thôi miên dựa trên sự tự nhận thức và khai thác nỗi sợ.
  • Hãy cảnh giác những người lạ đến bắt chuyện, vì muốn thôi miên họ cần thuyết phục bạn tin tưởng thông qua giao tiếp ngôn ngữ.
  • Đừng lắng nghe những người lạ đến vỗ vai bạn, vì việc chú ý đến lời họ nói phần nào tạo kẽ hở nhận thức, tương tự như cách bạn chăm chú nhìn vào con lắc. Thủ đoạn này rất thường gặp khi nạn nhân cố gắng chú tâm vào lời nói từ người ngoại quốc và quan sát họ đổi tiền.
  • Hãy giữ cho tâm trí bận rộn ở nơi đông người, những khoảnh khắc “lơ mơ” rất dễ biến bạn thành con mồi cho kẻ lừa đảo.
  • Cẩn thận trước những cơn chóng mặt, buồn nôn, choáng váng hay tức ngực bất chợt ở nơi công cộng, bạn có thể cầu nguyện để xua tan cảm giác tiêu cực này.
  • Nếu bạn là một người dễ tin tưởng, hãy cố gắng đi cùng bạn bè hoặc người thân khi đến những nơi xa lạ.
  • Cẩn thận trước những người tập trung xung quanh bạn mà không vì bất kỳ lý do nào rõ ràng.
  • Nếu bạn cảm thấy đang dần rơi vào trạng thái “mờ mờ ảo ảo”, hãy ra lệnh cho bản thân tỉnh dậy như lúc gặp ác mộng.

Thôi miên và góc nhìn khoa học

Dưới đây là những sự thật về thôi miên.

  1. Những ghi chép sớm nhất về thôi miên

Thôi miên có một lịch sử lâu đời, chúng được biết đến từ những năm 1700 trở lại đây. Franz Anton Mesmer, một bác sĩ người Áo sống ở thế kỉ 18 đã sử dụng công năng của thôi miên để chữa bệnh. Điều này đã mang lại cho ông nhiều tai tiếng nhưng sau đó người ta vẫn sử dụng cách thôi miên của ông.

Thuật ngữ thôi miên (hypnosis) được đặt tên bởi bác sĩ người Xcôt-len, James Braid, ông đã sử dụng từ ngủ trong tiếng Hy lạp để tạo nên thuật ngữ. Braid đã nghĩ có thể sử dụng thôi miên trong phẫu thuật, và ông đã đúng đến tận ngày nay nó vẫn được sử dụng bởi nhiều bác sĩ, nha sĩ, nhà tâm lý học.

Sự thật về thôi miên: Là liệu pháp khoa học hay chỉ là mánh khóe lừa đảo? – Ảnh 1.

  1. Trong quá trình thôi miên, mọi người tỉnh táo hoàn toàn

Nhiều người tưởng rằng chúng ta sẽ ngủ trong khi bị thôi miên nhưng thực tế không hẳn vậy. Bạn không những tự kiểm soát những hành động của mình mà lúc đó bạn còn hết sức tỉnh táo để nghe toàn bộ những điều mà nhà thôi miên nói.

Một nhà thôi miên dày dạn kinh nghiệm đã từng tự thôi miên để giảm đau cho chính mình. Ông đã thử thực hiện điều này trong quá trình phẫu thuật. Kết quả là ông đã không cảm thấy đau đớn. Tuy nhiên để áp dụng rộng rãi phương pháp này chúng ta vẫn cần nhiều bằng chứng hơn nữa. Chắc hẳn là ông ta cũng trải qua một quá trình đấu tranh tư tưởng ghế gớm chứ không chỉ là đặt bản thân vào trạng thái ngủ.

  1. Thôi miên trị liệu là một hình thức điều trị y tế được chấp nhận ở nhiều quốc gia

Thôi miên trị liệu là ứng dụng nhằm mục đích thay đổi một cách nhanh chóng những hành vi, những thói quen xấu như hút thuốc, đánh bạ, uống rượu, tính cầu toàn, tính trì hoãn… Phương pháp này cũng có thể giúp trị liệu chứng hoảng sợ như sợ nhện, sợ côn trùng, sợ đi máy bay, sợ sấm sét, sợ tiêm thuốc…

Thôi miên trị liệu còn giúp tăng động lực, xây dựng lòng tự tin, giảm stress … và thường rất hiệu quả trong giảm đau. Phương pháp trị liệu này đặc biệt hiệu quả đối với các bệnh lý về tâm thần.

Sự thật về thôi miên: Là liệu pháp khoa học hay chỉ là mánh khóe lừa đảo? – Ảnh 4.

  1. Thôi miên không có tác dụng với tất cả mọi người

Để thôi miên thành công cần có gợi ý của người thôi miên, người bị thôi miên sẽ làm theo và cần sự cởi mở, đồng ý với trải nghiệm này.

Vì vậy, một ai đó không muốn hoặc có sức đề kháng quá cao đối với việc tuân theo các chỉ dẫn thì việc thôi miên có thể sẽ thất bại. Có những người dễ bị thôi miên hơn người khác và khả năng bị thôi miên của từng người là khác nhau.

Sự thật về thôi miên: Là liệu pháp khoa học hay chỉ là mánh khóe lừa đảo? – Ảnh 5.

  1. Bạn không thể bị mắc kẹt trong thôi miên

Sẽ dễ dàng thoát ra khỏi thôi miên hơn khi ai đó nói với bạn rằng bạn sẽ thức dậy sau khi đếm đến ba, nhưng về mặt lý thuyết là không ai bị mắc kẹt mãi trong trạng thái thôi miên. Đó có vẻ là một tin mừng có phải không?

  1. Thôi miên có thể làm quên đi ký ức

Các bộ phim luôn khiến mọi người tin rằng người bị thôi miên sẽ không nhớ những gì xảy ra khi họ bị thôi miên nhưng sự thật không phải vậy, việc mất trí nhớ chỉ xảy ra khi nó được nói rõ ràng trong cuộc thôi miên và là mục tiêu của thôi miên.

Người bị thôi miên thực sự muốn quên đi điều đó và nghe theo những chỉ dẫn của nhà thôi miên. Ngược lại, thôi miên cũng có khả năng giúp phục hồi trí nhớ.

  1. Thôi miên y khoa và thôi miên biểu diễn là hai dạng rất khác nhau

Thôi miên y khoa mang ý nghĩa thật sự về mặt y học, nó có thể là biện pháp để giảm đau hoặc các trị liệu về tâm lý. Trong khi đó, thôi miên biểu diễn thường là các hình thức điều khiển tâm trí khán giả, bắt họ làm theo các hành động của mình.

Đây chẳng qua chỉ là một công vụ giải trí chứa nhiều mánh khóe. Nó giúp đám đông trầm trồ, thích thú mang lại tính giải trí nhưng không mang bản chất thật của thôi miên.

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *