Yoo

1 Triệu+ Những câu nói Status hay Cách thể hiện Lời chào khi gia nhập thành viên nhóm-Những Triết lý và Câu nói hay Stt caption hay về cuộc sống buồn vui-tâm trạng, gia đình,tình yêu ,tiền,tình bạn-mưa nắng-màu xanh-thả thính-bán hàng-hoàng hôn-mẹ-độc thân…

Lời chào, câu nói hay status hay về cuộc sống, giao tiếp, đối nhân xử thế, tình yêu, tình bạn, gia đình…

Chào hỏi là một cách giao tiếp giữa con người hoặc giữa các nhóm để thể hiện sự hiểu biết, quan tâm lẫn nhau, hoặc để thể hiện mối quan hệ (thường là thân thiết) hoặc địa vị xã hội.

Chủ đề nội dung lớn này chia sẻ về Những câu nói hay trong cuộc Sống, những Status Stt hay, về Giao tiếp, Lời chào, đối nhân xử thế, giới thiệu bản thân, cách ứng xử; Status buồn-vui vẻ-hài hước, Status stt thả thính , Status chất, Status độc đáo, những câu nói Stt hay về tình yêu, stt tâm trạng, những câu nói hay về tình bạn, stt buồn về cuộc sống, stt thả thính ngọt ngào, những câu nói hay ngắn gọn, stt vui khi đăng ảnh, stt hài hước khó đỡ, stt chửi có văn hóa, những câu nói hay về cuộc sống gia đình, những câu nói hay về bản thân, câu nói hay về sự cố gắng, và nhiều Caption, Quote, câu nói hay, triết lý sống hữu ích.

Đây là chủ đề được cập nhật thường xuyên kiến thức hữu ích, trích dẫn câu nói hay, Status Stt, caption, quotes, kiến thức về cuộc sống, tư duy phát triển bản thân, tạo động lực sống. Bạn hãy lưu chủ đề nội dung này, để xem lại khi cần thiết.

Trước tiên về Lời chào, kỹ năng giao tiếp, đối nhân xử thế, ứng xử trong nhóm, tổ chức, Trong lớp, công ty, trên Online, Offline…

Lời chào đôi khi chỉ là khi bắt đầu một cuộc trò chuyện hoặc khi đi ngang qua, chẳng hạn như trên vỉa hè. Lời chào ở các nền văn hóa khác nhau là khác nhau, và lời chào giữa những người có địa vị xã hội khác nhau và các mối quan hệ xã hội trong cùng một nền văn hóa cũng không giống nhau.

Lời chào cho thành viên khi mới gia nhập Nhóm online, offline: Zalo, Facebook, Messenger, Tiktok, skype, các nhóm Offline ngoài thực tế, team hay đồng đội

ĐỀ HỌC

  • Mục đích muốn biết: Người mới gia nhập nhóm nên có lời chào online Zalo, Facebook, Messenger…, offline như thế nào
  • Nội dung Lời chào Phù hợp giúp bạn đạt mục đích này:
    • Mình là người đơn giản, thích thể thao và âm nhạc, có đam mê với Tìm kiếm các phương pháp tư duy tốt, vì vậy mình xin vào nhóm, mong sẽ chia sẻ được nhiều kiến thức hữu ích tới mọi người
    • Mọi người ơi, mình có tài liệu về 100 Kỹ năng phát triển bản thân, chia sẻ với moi người để làm quà ra mắt mọi người nhé. Ai yêu quý mình thì kết bạn, cho mình một tim.
    • Gửi tặng mọi người câu thơ này để làm quen nhé: “Nội dung câu thơ của bạn muốn chia sẻ
    • Ai thích tài khoản Vip này mình tặng nhé, quà thiết thực để gia nhập nhóm, ai thích kết bạn nhé, mình chọn ngẫu nhiên một bạn để tặng. Mai mình tặng thêm 1 bạn nữa, cũng ngẫu nhiên.
    • Thích nhóm của mình đã từ lâu, nay mới được vào nhóm, vào mới biết nhóm mình đều là người giỏi trong lĩnh vực này.
    • Không biết nhóm mình được thành lập từ bao giờ vậy mọi người ơi, kiến thức trong nhóm mọi người nói chuyên sâu và hữu ích quá.
  • Những vấn đề khác về Câu nói hay trong cuộc sống-giao tiếp, lời chào liên quan khác trong trường cảnh/hoàn cảnh này: Câu nói hay trong cuộc sống-giao tiếp của Bill Gates, Câu nói triết lý sâu sắc của Elon Musk, Cách trả lời giao tiếp của Châu Tinh Trì khi bị Jack Ma hỏi : Tôi chỉ kiếm được có 19,1 tỷ NDT/ngày, còn anh thì sao? Những thủ thuật giao tiếp của các tỷ phú.

Những câu nói hay về Nhân cách sống, Kỹ năng giao tiếp nói chuyện, Lời chào khi gia nhập một tổ chức, một nhóm, công ty với trường cảnh/hoàn cảnh TIÊU CHÍ: Tập trung thẳng vào vấn đề của mọi người

ĐỀ HỌC

  • Mục đích muốn biết: những câu nói hay về cuộc sống, nhân cách sống, Lời chào giao tiếp hữu ích khi gia nhập nhóm, team, công ty… với tiêu chí hướng mọi người vào luôn vấn đề mà mọi người đang quan tâm.
  • Nội dung phù hợp giúp bạn đạt mục đích này:
    • Mình có 10 Kinh nghiệm trong công việc “ABC” học được sau khi đọc 20 Cuốn sách về “ABC”, chia sẻ tới mọi người mong giúp được mọi người.
    • Câu nói hay sau đây là triết lý sâu sắc của tỷ phú Elon Musk trong phỏng vấn một người trước khi quyết định có cho họ gia nhập tổ chức hay không:
      • Những người nào đã chiến đấu nghiêm túc để giải quyết một vấn đề lớn mà họ đã từng trong quá khứ thì họ sẽ biết rõ ràng về nó và sẽ không thể nào quên được. Khi bạn lắng nghe lời đáp của họ, bạn sẽ biết ứng viên có nói trung thực trong lần gia nhập và phỏng vấn hay không
      • Chú thích: Với triết lý này của tỷ phú, Khi bạn gia nhập vào một nhóm, tổ chức, hãy nói cụ thể, chi tiết , tường tận, và cố gắng đừng để lúng túng xảy ra.

Lời chào khi mọi người gặp nhau có thể bằng giọng nói hoặc thể hiện qua hành vi thường liên quan đến sự kết hợp của cả hai. Giao tiếp cũng có thể được thể hiện dưới dạng giao tiếp bằng văn bản, chẳng hạn như thư từ và e-mail.

>> 100 Lời chào mừng cho thành viên mới gia nhập nhóm (Zalo, Facebook…)

Vậy khi bạn là một thành viên mới trong một nhóm nào đó, ngày đầu tiên ra mắt bạn sẽ thể hiện lời chào của mình như thế nào để gây ấn tượng và đối với tất cả mọi người một cách lịch sự?

Nếu bạn là nhân viên mới ở nơi làm việc, cách tốt nhất để chào hỏi đồng nghiệp là không cần giới thiệu quá nhiều và chi tiết. Bạn có thể mua một chút hoa quả hoặc bánh kẹo vào ngày đầu tiên đến ra mắt công ty. Sau đó tất nhiên lãnh đạo sẽ giới thiệu bạn đến với tất cả mọi người. Bạn có thể cười và giới thiệu với mọi người rằng: “Tôi tên là…,năm nay …. tuổi, hiện tại sẽ đảm nhận vị trí…. trong công ty ta, mong mọi người giúp đỡ”. Chỉ đơn giản một vài câu cơ bản, không nên nói quá dài dòng, sau đó nếu cần mọi người sẽ hỏi thăm bạn thêm.

Khi bạn lần đầu tiên bước vào một nhóm nào đó, cách bạn chào nhóm đó như thế nào cũng phụ thuộc vào tính chất nhóm của bạn. Nhiều nhóm được tổ chức một cách tạm thời nên nhiều người tham gia nhóm để hoàn thành những công việc thời vụ và họ không thực sự quan tâm đến những thành viên trong nhóm. Tuy nhiên, tùy mức độ thân thiện của bạn cũng như những thành viên khác mà bạn có thể ứng biến phù hợp.

Những Câu nói hay, Status hay, lời chào
Những Câu nói hay, Status hay, lời chào

Là một nhân viên mới, bạn nên nói lời chào một cách chân thành. ì tập thể công ty dùng để giao tiếp trong công việc, bạn chào và người khác chắc chắn sẽ đáp lại bạn một cách lịch sự nếu lời chào của bạn thể hiện sự tôn trọng họ. Đặc biệt là trong công ty có số lượng nhân viên lớn, một ngày có thể tuyển dụng cả chục nhân viên trở lên thì việc chào hỏi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc của nhóm nói chung và của bản thân bạn nói riêng.

Đừng đợi đồng nghiệp trong công ty làm quen với bạn. Hãy chủ động để làm quen với đồng nghiệp trong công ty nếu bạn là một người mới. Bạn có thể nói “Em là …rất vui được tham gia là thành viên của công ty…và có cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ mọi người, mong các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp chỉ giáo nhiều!”. Hoặc “Mình là…. mới gia nhập vào công ty với vị trí…., công việc sau này mong các bạn lưu tâm và giúp đỡ”.

Tại sao bạn vào nghề? Bạn đã bao giờ nghĩ đến điều này chưa? Nơi làm việc không phải là nơi để kết bạn, mỉm cười và bỏ qua những chỗ không thoải mái trong các mối quan hệ giữa các cá nhân. Đừng lo lắng về điều đó. Bạn đến đây để nâng cấp khả năng của mình và kiếm tiền. Hòa hợp với đồng nghiệp là duyên số và may mắn. Bạn không có nhiều bạn bè cũng không thành vấn đề. Điều bạn cần làm là tìm hiểu thêm kiến thức và nâng cao kỹ năng của bạn.

Nếu như bạn được thêm vào nhóm chat trên mạng xã hội như Facebook, Wechat, Line, Zalo,… làm thế nào để mở lời chào một cách tự nhiên đối với những người bạn trong nhóm đó?

Với tư cách là người điều hành, trong hoạt động cộng đồng, việc xây dựng nhóm WeChat là công việc cơ bản và cần thiết, tin nhắn chào mừng người mới vào nhóm là công việc cơ bản và cần thiết sau khi thành lập nhóm. Tin nhắn chào mừng tốt sẽ để lại ấn tượng tốt đối với người khác nếu bạn là người mới. Một khi đã có ấn tượng tốt, bạn có thể nhanh chóng hiểu được cộng đồng và tạo ra bầu không khí tốt để duy trì cộng đồng.

Bạn cũng có thể chào hỏi những người quen của bạn và thiết lập một mạng xã hội thân mật để gửi đến các đồng nghiệp trong công ty của bạn, bao gồm HR và các đồng nghiệp ở các bộ phận khác mà bạn biết trước khi tham gia công việc. Hãy nói với họ: Bạn đã chính thức vào làm, bạn đang ngồi ở vị trí nào,…

Nếu cảm thấy không khí quá cứng nhắc, bạn cũng có thể gửi những biểu tượng cảm xúc hoặc lời yêu thương qua nhóm chat đến cho mọi người biết rằng sự xuất hiện của mình sẽ không làm phiền đến họ, thậm chí còn làm cho họ cảm thấy thoải mái và vui vẻ hơn.

Ở nơi làm việc, mọi người sẽ tiếp tục thêm nhiều nhóm mới. Trên thực tế, có nhiều nhóm được thêm vào, đương nhiên mọi người sẽ không chỉ chú ý đến một nhóm nhất định, sau khi tham gia nhóm, bạn có thể thay đổi biệt hiệu của mình thành tên hoặc các biệt danh bắt buộc khác tùy theo nhu cầu công việc. Điều quan trọng nhất là để thuận lợi cho công việc sau này.

Lời chào khi tiếp nhận công việc mới, một chức vụ mới, khi vào công ty mới làm việc, hoặc ngày đầu đi làm

ĐỀ HỌC

  • Mục đích muốn biết: Lời chào khi đến công ty mới, môi trường làm việc mới, hoặc ngày đầu đi làm
  • Nội dung Lời chào Phù hợp giúp bạn đạt mục đích này:
    • Tôi (hoặc em, mình) là người mới tới môi trường công ty mình, tôi sẽ không ngừng cố gắng hoàn thành công việc tốt, tôi chân thành mong được mọi người hỗ trợ, giúp phòng mình và công ty ngày một tốt hơn
    • Tôi đến từ Hà Nội, nửa tháng gần đây tôi đã mong muốn được đến công ty mình để cống hiến-làm việc, cùng với sự trợ giúp phỏng vấn của anh Trưởng phòng mình, tôi may mắn được tuyển dụng, rất mong được mọi người hỗ trợ, nếu mọi người có cần tôi giúp điều gì, hãy cứ nói với tôi.
    • Chú thích: Lời chào của bạn đôi khi chỉ là 2 câu, không dài dòng nhưng đáp ứng tiêu chí như:
      • Sự chân thành,
      • Mục đích, mục tiêu mọi người trong phòng đó là gì ( Mọi người muốn được bạn đối xử tốt với họ, mọi người cũng muốn bạn giúp họ khi họ gấp gáp về thời gian trong công việc, đôi khi họ cũng muốn bạn lắng nghe họ…)
      • giọng điệu, Cảm xúc của gương mặt, hành vi thể hiện và thái độ (Bạn nên làm cho những hành vi này thân mật, gần gũi, thật thà)
      • Hướng sự chú ý tới người khác (Bạn cần hiểu rằng, nếu bạn quan tâm tới người khác, bạn sẽ nhận được sự yêu quý từ người khác, ngược lại nếu bạn muốn người khác quan tâm đến mình, nhưng bạn lại không cho người ta thứ gì, điều này không phù hợp với quy tắc trao đổi giá trị)
      • Nhớ tên và 1 đặc điểm tốt của từng người trong phòng làm việc bạn đến
      • Nếu ai đó nói thông tin gì với bạn, hãy lắng nghe, bám sát vào thông tin đó để khai thác cuộc giao tiếp với phòng làm việc. Mọi thứ sẽ phát triển từ thông tin này.
  • Những vấn đề về lời chào liên quan khác trong trường cảnh/hoàn cảnh này: Màn chào hỏi giới thiệu về bản thân, Lời chào khi mới vào trường, Lời chào khi mới vào nhóm Zalo

NHỮNG BÍ KÍP TẠO THIỆN CẢM , Thu phục người khác, nghệ thuật đối nhân xử thế, kỹ năng giao tiếp

8 bí quyết khoa học bạn có thể bắt đầu sử dụng ngay để khiến bản thân trở nên thu hút hơn với người khác.

  1. Nụ cười

Đây là một quy tắc đơn giản. Nụ cười khiến não của bạn tiết ra chất endorphin giúp bạn cảm thấy vui vẻ. Và tiếp đó, nụ cười có khả năng lây lan sang những người xung quanh.

“Mọi người thường tập trung đọc ngôn ngữ cơ thể và biểu hiện nét mặt của bạn nhiều hơn là nghe lời bạn nói”, Lederman cho biết. “Chính vì vậy, nụ cười có thể khiến người khác cởi mở và thoải mái hơn”.

Tuy nhiên, Tim Sander, tác giả quyển “The Likeability Factor” (Yếu tố thu hút) cho biết bạn không nên lúc nào cũng cười khi gặp người khác. Nụ cười nên có mặt đúng nơi đúng lúc. Bạn nên biết nở nụ cười đáp lại với những ai đang mỉm cười với mình.

>> 300 Câu nói hay stt status quote truyền cảm hứng động lực về Cuộc sống niềm tin-sự cố gắng-Câu nói ngắn gọn về nhân cách sống tình yêu gia đình-câu nói về bản thân-câu nói buồn-thả thính-câu nói sóng gió cuộc đời

“Khi bạn đáp trả bằng một nụ cười, bạn đang pha trộn sự thân thiện và tính thành thực với nhau. Thông thường, khi không mong đợi ai đó cười với mình hoặc là không quen biết họ, chúng ta sẽ nhìn đi chỗ khác. Khi bạn nhìn ai đó và mỉm cười, có nghĩa bạn đang nói với họ rằng ‘Tôi cũng thích bạn’ và điều này tạo dựng nhiều sự cảm mến”.

  1. Để ý ngôn ngữ cơ thể của bản thân

Con người suy cho cùng cũng chỉ là loài động vật khoác lên mình những bộ quần áo hào nhoáng. Đó là lý do tại sao bên cạnh nụ cười, bạn có thể sử dụng những tín hiệu khác để người khác nhìn vào và biết rằng bạn không phải là một mối đe dọa, như nhướng lông mày hay ngả đầu sang một bên.

Theo bản năng sinh học, hành động ngả đầu cho người khác thấy mạch máu quan trọng nơi cổ bạn, nghĩa là bạn ngầm thể hiện sự tin tưởng với người đó. Chuyện này nghe có vẻ hơi lạ thường, đúng không?

Schafer cho biết: “Não chúng ta luôn tìm kiếm những đe dọa trong môi trường xung quanh. Chúng ta có nhiều giao tiếp không lời. Khi não nắm bắt được những tín hiệu thân thiện thì nó mới có thể tập trung vào những thứ khác. Việc học về những tín hiệu như vậy rất quan trọng để chúng ta có thể sử dụng chúng một cách thích hợp”.

Trong những tình huống căng thẳng như là phỏng vấn xin việc hoặc là gặp gỡ khách hàng, tâm lý của bạn dễ bị rơi vào trạng thái muốn đối đầu. Điều này khiến cho bạn có xu hướng phòng thủ và khép kín. Đây là lúc bạn nên chủ động sử dụng những tín hiệu cơ thể một cách cùng với nụ cười để vượt qua trạng thái căng thẳng này.

  1. Tạo cảm giác thoải mái

Schafer cho biết “Nếu bạn muốn người khác thích mình thì trước hết hãy khiến những người đó cảm thấy thoải mái về chính bản thân họ. Chúng ta phải từ bỏ sự tập trung vào bản thân mình, và dành điều đó cho người đối diện”.

Và có rất nhiều cách để thực hiện điều này. Lederman cho rằng: “Nhận được sự công nhận, một lời cảm ơn, nhìn thẳng vào mắt nhau khi giao tiếp, một lời khen, hay xin ý kiến… đều khiến người ta cảm thấy bản thân mình có giá trị”.

Trong những cuộc giao tiếp, hãy tạo nên những câu nói mang lại giá trị thấu cảm (empathy). Ví dụ, nếu ai đó trông hạnh phúc, hãy nói những câu đại loại như: “Có vẻ như hôm nay anh có một ngày tốt lành nhỉ”. Nếu người đó đáp lại: “Vâng, tôi vừa ký được một hợp đồng giá trị”, thì bạn hãy nói tiếp: “Anh chắc đã làm việc rất nhiều để có được nó”.

Anh ấy hẳn sẽ bước đi trong niềm vui sướng và điều này khiến cho cảm xúc của họ cũng sẽ được phản chiếu lên bạn. Tuy nhiên hãy tránh sử dụng những lời nịnh hót một cách trực tiếp, điều đó sẽ phản tác dụng đấy.

  1. Làm cho người khác cảm thấy được tôn trọng

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao Bill Clinton, Oprah Winfry và Ellen DeGeneres lại được nhiều người quý mến? Vì họ có thể khiến người khác cảm thấy như mình là người quan trọng nhất thế giới trong suốt cuộc trò chuyện.

Có vài bài học đơn giản bạn có thể tiếp thu từ họ. Sanders khuyên: “Hãy để lại điện thoại của mình ở trên bàn làm việc. Nếu bạn có một buổi gặp mặt với ai đó, hãy tắt điện thoại và lật ngang nó lại, đừng để lộ ra màn hình. Hãy nhìn thẳng vào mắt người đối diện và luôn tỏ ra nghiêm túc trong toàn bộ cuộc trò chuyện. Nếu bạn đang dùng bữa trưa, đừng để ý đến bất cứ người nào khác xung quanh ngoại trừ người bồi bàn”.

Thậm chí, hãy để tâm đến những tiểu tiết như ly của bạn được đặt ở đâu. Nếu những chiếc ly đó được đặt giữa bạn và người khác, nó sẽ trở thành một rào chắn. Hãy chắc chắn rằng chúng được đặt ở góc nào đó trên bàn.

5/ Biết thể hiện thái độ lắng nghe

Hãy luôn nhớ, mọi người đều thích nói về bản thân họ. Một khi họ cảm thấy thoải mái trong lòng, họ sẽ có thiện cảm với bạn.

Hãy bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách đặt câu hỏi về những đam mê của người đối diện, về những điều mà họ đang thực hiện hoặc rất hứng thú. Hãy lắng nghe cho đến khi họ hết nói nổi về đam mê của mình. Thông thường, điều này kéo dài khoảng 5 phút, nhưng đó sẽ là 5 phút tuyệt vời nhất của cuộc trò chuyện.

Bạn cũng nên suy nghĩ thận trọng về việc nên đặt ra những câu hỏi tiếp nối như thế nào. Lederman khuyên “Hãy đặt những câu hỏi có kết thúc mở, điều này thể hiện bạn thật sự hứng thú về câu trả lời. Từ đó, bạn có thể lắng nghe và đặt những câu hỏi bổ sung, thăm dò sâu xa hơn một chút. Tránh kiểu hỏi như thẩm vấn, mà chỉ nên lắng nghe và chia sẻ. Tương tự, khi bản thân bạn chia sẻ về chủ đề tương tự, hãy cho người khác thấy một sự kết nối, tin cậy, tương đồng. Mọi người đều thích những người giống họ”.

Tìm kiếm nền tảng tương đồng cũng là một kỹ thuật kinh điển trong việc xây dựng mối quan hệ. Bạn có thể làm điều này bằng cách xác định điểm tương đồng có giữa bạn với người khác, xây dựng mối quan hệ lớn dần theo thời gian, hay thông qua quan hệ với một người thứ ba.

  1. Chịu khó dành ra thời gian để có mặt

Mọi người thường có xu hướng thích những người hay xuất hiện quanh họ, như là đồng nghiệp, hàng xóm hoặc là người tập gym chung.

Nhà tâm lý học Tsaousides cho biết: “Để trở thành một người quen thuộc, hãy chịu khó thường xuyên có mặt”. Hãy dành ra thời gian để có mặt thường xuyên bên người mà bạn muốn làm thân, nhưng đừng đi quá đà nếu không muốn trở thành một kẻ rình mò (stalker).

Một số cách mà Tsaousides khuyên là hay lui tới tại cùng một quán cafe, gửi email hoặc bình luận lên trang mạng xã hội của người kia: “Điều này nhắc khéo rằng bạn đang nghĩ về họ”.

  1. Làm theo triết lý “cho và nhận”

Đây là một quy tắc mà Lederman cho rằng sẽ cải thiện mọi kết quả. Khi gặp bất kỳ ai, hãy luôn nghĩ làm cách nào để giúp người đó. Việc này có thể sẽ không được đáp trả ngay lập tức, nhưng có tính tạo sóng khá lớn.

Theo Lederman thì: “Để thực hành điều này, bạn phải nghĩ làm thế nào để tạo thêm giá trị cho những người khác. Khi bạn đang ở trong một tình huống làm ăn, thay vì nghĩ: ‘Làm cách nào để tôi có thể đạt được thỏa thuận và tôi cần những gì từ người này?’ thì bạn nên tập chuyển hướng suy nghĩ thành ‘Tôi cần làm gì để tạo thêm giá trị cho họ?’”.

Sanders có một cách đơn giản để thực hiện được mục tiêu này: Trong mỗi cuộc trò chuyện, bạn nên cố gắng đưa ra một lời khuyên nho nhỏ. Điều này sẽ khiến bạn khác biệt so với người khác, và khiến người đối diện có cảm tình hơn với bạn.

Lederman khuyên thêm: “Khi bạn gửi đi một thông điệp đến ai đó rằng: ‘Tôi quan tâm và tôi muốn giúp bạn’, có nghĩa là bạn muốn nói với họ rằng ‘tôi là người xứng đáng để bạn tiếp tục duy trì mối quan hệ này’”.

  1. Tiếp thu và ghi nhận ý kiến của người khác

Bạn không nhất thiết phải đồng ý với tất cả mọi người, nhưng tốt hơn bạn nên chịu khó làm cho mọi người đều cảm thấy rằng đang được lắng nghe. Hãy xem cảm xúc của họ như là sự thật. Ví dụ, nếu một khách hàng phàn nàn, hãy xem xét phản hồi của họ một cách nghiêm túc và cho họ biết rằng sự việc này sẽ được thảo luận trong nội bộ công ty bạn.

Theo Sanders, “Các nhà tâm lý học cho rằng khi bạn ghi nhận cảm xúc của người khác và truyền lại thông điệp: ‘Tôi rất lấy làm tiếc, tôi đã không biết bạn cảm thấy như thế nào’, thì đó là lúc bạn đã mang lại họ một hiệu ứng tâm lý vô cùng mạnh mẽ, đó là sự công nhận. Điều đó có nghĩa rằng bạn thừa nhận họ không đơn độc hay ngớ ngẩn khi suy nghĩ theo cách họ đang nghĩ”.

Lederman nói thêm: “Việc được ghi nhận ý kiến thật sự rất có ý nghĩa. Dù bạn có đồng ý với ý kiến đó hay không thì nó vẫn có một sự tác động nhất định lên tâm lý người đối diện”.

Kỹ năng giao tiếp: Cách nhờ vả người khác

Nói về cách sự giúp đỡ của đối phương sẽ khiến bạn hạnh phúc như thế nào

Chúng ta đều ý thức được việc mình cần thể hiện sự biết ơn và trân trọng với sự giúp đỡ của người khác. Thế nhưng rất nhiều người mắc phải sai lầm này: Tập trung vào cảm xúc của chính mình – hạnh phúc, vui vẻ khi được người khác giúp đỡ thay vì tập trung vào người giúp đỡ.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Bắc Carolina, Hoa Kỳ chia cách một người thể hiện sự biết ơn thành 2 dạng: “khen ngợi đối phương” – công nhận và tán dương những nét tính cách của người giúp đỡ và “lợi cho mình” – mô tả cách người được nhận sự giúp đỡ hưởng lợi. Nhóm nghiên cứu tiến hành quan sát cách các cặp đôi thể hiện sự biết ơn trước một điều đối phương làm cho mình và chúng cũng được chia thành 2 nhóm với các ví dụ như sau:

Khen ngợi đối phương

“Anh rất trách nhiệm…”

“Em đã cố gắng rất nhiều…”

“Anh thấy em làm rất tốt…”

Lợi cho mình

“Nhờ anh mà em được thư giãn.”

“Em có cái để khoe với đồng nghiệp rồi.”

“Em hạnh phúc lắm.”

Phía người giúp đỡ được yêu cầu đánh giá những phản hồi biết ơn họ nhận được, về sự hạnh phúc, tình yêu họ cảm nhận được từ đối phương. Nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng những lời “khen ngợi đối phương” sẽ khơi gợi những cảm xúc tích cực, yêu thương hơn là kiểu biết ơn vì “lợi cho mình”.

Con người nói chung thích nói về bản thân mình, ngay cả khi đó là lúc chúng ta nên suy nghĩ và nói về người khác. Một cách tự nhiên, khi chúng ta được nhận những sự hỗ trợ chất lượng, chúng ta muốn nói về cách chúng khiến chúng ta thấy hạnh phúc. Thế là chúng ta cũng quy kết rằng đó cũng là điều người giúp chúng ta muốn nghe. Nhưng sự thật không hẳn như vậy.

Đúng là người giúp bạn muốn bạn được vui vẻ nhưng động cơ của họ lại phụ thuộc vào cách người đó muốn khẳng định và cả lòng tự tôn của chính họ. 

Chúng ta giúp đỡ người khác vì chúng ta muốn trở thành người tốt, sống theo những lý tưởng mình đề cao và muốn được ngưỡng mộ. Người giúp đỡ bạn muốn nhìn vào khía cạnh tích cực của bản thân và việc này trở nên khó khăn nếu bạn cứ không ngừng kể lể về chính mình. Bạn đang biến mình thành ngôi sao của câu chuyện mà đó lẽ ra là vị trí của người đã giúp đỡ bạn.

Bí quyết giao tiếp: Giao tiếp vừa thẳng thắn lại vừa khéo léo

Học cách ứng xử trong cuộc sống và trong giao tiếp là bài học dành cho nhiều đối tượng. Trong đó “thẳng thắn” và “khéo léo” là hai tính cách quan trọng được phân tích trong bài viết này.

Thẳng thắn là gì?

Đầu tiên, hãy bàn về “Thẳng thắn”. Chúng ta cần hiểu thế nào gọi là “thẳng thắn”. Những người nói thẳng thường nói thật và dám nói ra những điều mà nhiều người không dám nói. Những lời nói đó có thể tốt hoặc xấu nhưng không hề nói thêm hoặc nói bớt nhằm xuyên tạc câu chuyện. Thẳng thắn là một đức tính tốt nhưng thẳng thắn quá thường hay mất lòng. Tuy nhiên không thể phủ nhận, những góp ý thẳng thắn giúp chúng ta nhiều bài học quý báu, mà bài học đầu tiên đó là học cách làm bạn và nói chuyện “thẳng thắn” với những người “thẳng thắn”; bởi một trong những cách ứng xử thông minh trong giao tiếp đối với người thẳng thắn là hãy thẳng thắn giống như họ.

Đôi khi bạn tự hỏi có nên thẳng thắn hay không. Tuy nhiên, sự thật là sự thắn thắn có thể khiến bạn mất lòng trước được lòng sau.
Đôi khi bạn tự hỏi có nên thẳng thắn hay không. Tuy nhiên, sự thắng thắn có thể khiến bạn mất lòng trước được lòng sau.

“Thẳng thắn” thôi chứ đừng “vô duyên”

Để sự “thẳng thắn” không biến thành “vô duyên”, hãy lắng nghe và học thêm cách ứng xử thông minh trong cuộc sống từ những người “thảo mai”. Những người thảo mai thường khéo ăn khéo nói trong giao tiếp, biết lấy lòng mọi người xung quanh, biết tạo ra những lợi ích cho riêng mình. Tuy không ai thích những cô nàng “thảo mai” nếu họ biết cô ấy “thảo mai”, nhưng những cô nàng “thảo mai” thường có khá nhiều người yêu mến. Nếu thẳng thắn quá, bạn sẽ khiến nhiều người ghen ghét, thậm chí có thể bị ghét ra mặt. Trong cách ứng xử trong giao tiếp, có khá nhiều người thích được ngọt nhạt, khen ngợi và tung hô. Khi tiếp nhận lời khen, cái tôi được vuốt ve khiến đôi khi lý trí bị mất kiểm soát. Theo lẽ thường tình, chúng ta luôn đón nhận lời khen trong tâm trạng hân hoan.


Để thắng thắn mà không bị vô duyên hay bị ghen ghét, chúng ta cần “thẳng thắn” đúng nơi, đúng lúc. Không ai thắng tính lại thích bị nhiều người ghét cả. Chỉ là họ chưa biết cách điều chỉnh các hành vi ứng xử của bản thân trong cuộc sống. Có những tình huống cho phép bạn nên thẳng thắn, rõ ràng, công khai. Tuy nhiên sẽ có lúc chúng ta phải khéo léo nói giảm, nói ẩn dụ, hoặc chỉ tiết lộ một phần của câu chuyện. Những người thẳng thắn thường không biết nói dối. Điều đó không đồng nghĩa với việc họ phải có bổn phận nói hết mọi thứ. Nói một phần và giấu đi một phần là nghệ thuật. Đôi khi chỉ cần hé mở một vài thông tin là đã có hiệu quả gấp trăm lần so với việc nói ra tất tần tật với mục đích nhẹ lòng! Đó là cách ứng xử khéo léo trong giao tiếp cần phải học.

cach cu xu kheo leo
Biết cách cư xử khéo léo và “thẳng thắn” đúng nơi đúng lúc để không trở nên vô duyên và bị ganh ghét.

“Thẳng” mà “Khéo” cần có sự chân thành

Mấy ai thẳng thắn và vô cùng khéo léo để khiến người nghe không bị tổn thương mà còn được học hỏi rất nhiều điều lẫn tâm phục khẩu phục? Người thẳng thắn và khéo léo biết nói những điều cần phải nói tại những thời điểm thích hợp, tùy đối tượng người nghe. Nếu người nghe là người cũng thẳng thắn và khéo léo, nói một hiểu mười, chắc bạn sẽ không cần phải nói hoặc diễn đạt quá nhiều đến lần thứ hai hoặc thứ ba. Họ chắc chắn là những người thông minh, vừa có chỉ số IQ cao vừa có chỉ số EQ cao. Bản thân những người “thẳng” nhưng “khéo” đã được tôi luyện trong rất nhiều tình huống tâm lý phức tạp, cũng như trải nghiệm nhiều khía cạnh cuộc sống khác nhau (không xét đến yếu tố tuổi tác). Họ hẳn đã từng có kinh nghiệm ở vị trí là người tiếp nhận thông tin, và khi họ trở thành người truyền tải thông tin, họ sẽ hiểu người nghe cần gì và có những phản ứng như thế nào. Những người thẳng thắn và khéo léo biết cách đạt được những điều họ muốn.

Thẳng tính thôi chưa đủ, vì hẳn bạn sẽ có nhiều người ghét hơn nhiều người thương. Bạn có thể nói rằng tôi chỉ cần chơi với những người hiểu tôi, chấp nhận con người tôi thôi đủ rồi. Tôi không biết thảo mai, không biết lấy lòng ai và tôi không cần phải biến bản thân thành một con người khác để có thêm một vài người bạn xã hội. Bạn có thể khăng khăng nói rằng tính bạn là như vậy, ông trời cho bạn tính cách ấy, không thể thay đổi. Bạn tuyên bố cuộc đời này ngắn, sao phải sống vì thái độ của người khác? Họ không ưa mình ư? Mặc kệ họ. Đúng là mặc kệ họ, và họ cũng mặc kệ bạn! Nhưng nếu bạn thử nghĩ thoáng hơn một chút, khéo léo không đồng nghĩa với “giả tạo”. Khéo léo không biến bạn trở thành một người tồi tệ. Việc lấy lòng ai đó trong một hoàn cảnh hoặc một thời điểm nào đó không khiến bạn trở nên “giả dối”. Quan trọng vẫn là bạn biết cách khéo léo trong giao tiếp và mềm mỏng trong ứng xử với một tấm lòng chân thành.

Bạn khéo léo trong giao tiếp và ứng xử, đồng thời bạn cũng rất chân thật và chân thành.
Bạn khéo léo trong giao tiếp và ứng xử, đồng thời cũng rất chân thật và chân thành.

“Thẳng” nhưng “Khéo” rất có ích trong công việc

Một tập thể khi làm việc chung có rất nhiều cá tính khác nhau va chạm. Nếu tập thể ấy có nhiều cá tính mạnh, người lãnh đạo phải biết mềm dẻo đúng lúc, đồng nghiệp nói chuyện với nhau cũng phải biết nương. Một tổ chức muốn tồn tại vững bền cần công sức đóng góp của nhiều cá thể. Nếu thiếu đi một nhân tố nào đó cũng sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc tổng thể. Nghệ thuật ứng xử khéo léo trong giao tiếp, trong cách phân chia, phân bổ và phân công công việc, nói thì dễ nhưng làm lại rất khó. Rất nhiều tổ chức thành công; điều đó chứng tỏ họ có cách và có phương pháp. Việc thẳng thắn trong công việc là cần thiết vì nó giúp công việc được giao rõ ràng và minh bạch. Còn sự khéo léo thể hiện khả năng của người lãnh đạo hoặc đồng nghiệp khi biết cách khai thác tối đa năng lực của một cá nhân.

Cần phải nói ngay và luôn, không phải những ai lớn tuổi thì luôn có nhiều trải nghiệm và sự khéo léo hơn những ai ít tuổi hơn. Vì thế trong công việc, chúng ta hoàn toàn công bằng không dựa trên yếu tố tuổi tác. Ai có khả năng và tố chất hơn người đó sẽ thành công hơn về mặt địa vị và thu nhập.

“Thẳng” nhưng “Khéo” rất có ích trong công việc.
“Thẳng” nhưng “Khéo” rất có ích trong công việc.

Những người thẳng tính không thích lải nhải

Đối với những người thẳng tính, họ có thể nói nhiều hoặc nói ít tùy tính người, nhưng đa phần họ không thích nói dai, lải nhải hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần. Ngay cả những người “thẳng” nhưng “khéo”, nếu họ phải lặp đi lặp lại một điều gì đó trên hai hoặc ba lần, họ có xu hướng không nói về vấn đề đó nữa mà sẽ chuyển sang phương án hành động. Tùy điều kiện, hoàn cảnh và tình huống mà hành động của họ có thể khác nhau: không dây dưa với bạn nữa, không nói chuyện đó với bạn nữa, không quan tâm cảm nhận của bạn về chuyện đó nữa, không làm việc đó chung với bạn nữa, không nhờ bạn làm việc đó nữa, để ý và bắt lỗi bạn khi cần thiết vì “tôi đã nhắc bạn điều này nhiều lần rồi”…

Đối với những người thẳng thắn thì việc “không có mợ chợ vẫn đông”, “bạn không thích tôi, ừ tôi cũng không cần bạn” và “không phải là không có ai giỏi hơn bạn để thay thế bạn”. Những người thẳng thắn có nhiều trải nghiệm sẽ khéo léo hơn khi quyết định sẽ thẳng đến mức độ nào trong từng tình huống giao tiếp với mọi người.

Tuy nhiên mọi thứ đều có giới hạn, nếu thẳng thắn cần có giới hạn thì sự khéo léo cũng cần phải có giới hạn để không bị biến thành dễ dãi. Chắc chắn một điều, những người thắn thắn và được việc, họ không thích chơi với những người nói xấu sau lưng nhưng tươi cười trước mặt họ.

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *