Yoo

Cân bằng phản ứng Ba(NO3)2 + H2SO4 = HNO3 + BaSO4 (và phương trình Na2CO3 + Ba(NO3)2 = BaCO3 + NaNO3)

Ba(NO3)2 – Bari nitrat là muối vô cơ của Ba với ion nitrat có phân tử khối là 261 g/mol, khối lượng riêng là 3.24 g/cm3 và nhiệt độ nóng chảy là 592 °C(865 K; 1.098 °F). Ba(NO3)2 có tên gọi tiếng anh là Nitrobarite, Barium nitrate, Bisnitric acid barium salt, Dinitric acid barium salt. Hợp chất này tồn tại ở dạng tinh thể trắng ở điều kiện thường, không có mùi, tan được trong nước nhưng không tan trong ancol và có độc tính. Độ hòa tan của bari nitrat thay đổi theo nhiệt độ, cụ thể là 4.95 g/100 mL (ở 0 °C), 10.5 g/100 mL (ở 25 °C) và 34.4 g/100 mL (ở 100 °C). Đốt cháy Ba(NO3)2 sẽ cho ngọn lửa có màu xanh lá cây. Phản ứng nhận biết muối Ba(NO3)2 là cho từ từ từng giọt axit sunfuric vào dung dịch bari nitrat sẽ tạo ra kết tủa trắng không tan trong axit. Bari nitrat tồn tại trong tự nhiên với dạng khoáng chất rất hiếm là nitrobarit.

Muối bari nitrat có những tính chất hóa học của một vô cơ. Bari nitrat bị phân hủy thành bari oxit ở nhiệt độ cao. Bari nitrat tác dụng với khí hidro tạo ra nước và muối bari nitrit. Bari nitrat tác dụng với muối sunfua tạo ra kết tủa trắng không tan. Ba(NO3)2 tác dụng vơi dung dịch axit.

Bari nitrat được điều chế chủ yếu theo hai phương pháp. Thứ nhất là bằng cách cho bari clorua tác dụng với muối natri nitrat đun nóng để tạo ra các tinh thể bari nitrat rồi tách ra. Cách thứ hai là bari cacbonat tác dụng với axit nitric để chất bẩn kết tủa rồi lọc, cho bay hơi và kết tinh.

Bari nitrat có nhiều ứng dụng trong cuộc sống và sản xuất. Bari nitrat để điều chế ra các muối của bari và bari dioxit. Bari nitrat có trong thành phần của kính quang học, sản phẩm gốm, men sứ. Bari nitrat được dùng trong y học như một chất để khử trùng, nhiệt kim loại điều trị, chất oxy hóa. Bari nitrat còn dùng để chế tạo ngòi nổ, pháo hoa hoa và các tín hiệu phát sáng. Bari nitrat còn được sử dụng với mục đích quân sự như chế tạo lựu đạn thermit và các đạn gây cháy khác.

Cần lưu ý khi sử dụng bari và các muối hòa tan của bari vì nó có độc tính. Nếu nuốt phải sẽ gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, ngộ độc, hạ kali máu, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, nôn mửa, liệt cơ hô hấp, tê ngực, đánh trống ngực, mệt mỏi tê bì. Trường hợp ngộ độc muối bari cấp tính có thể điều trị bằng cách rửa dạ dày bằng dung dịch 2% đến 5% magnesium sulphate hay natri sulfat, thuốc giải độc sodium thiosulfate có thể được sử dụng cùng để hạ kali máu. Vì những nguy hiểm nêu trên cần cẩn trọng khi sử dụng bari và các muối tan được của nó để tránh những nguy hiểm đáng tiếc có thể xảy ra cho sức khỏe.

Nên bảo quản muối bari nitrat ở trong khô khô ráo, thoáng mát, không được để gần axit vì sẽ gây phản ứng, tránh để tồn kho trong thời gian dài và không được tiếp xúc trực tiếp mà cần có đồ bảo hộ kĩ càng an toàn.

Một số phản ứng của muối bari nitrat:

Ba(NO3)2 + H2SO4 = 2HNO3 + BaSO4

Bari nitrat Axit sunfuric Axit nitric Bari sunfat (kết tủa trắng không tan trong axit)

Na2CO3 + Ba(NO3)2 = BaCO3 + 2NaNO3

Natri cacbonat Bari nitrat Bari cacbonat Natri nitrat

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *