Yoo

Cân bằng phản ứng Cr + S = Cr2S3 (và phương trình Cl2 + Cr = CrCl3)

Crom (Chromi) là một nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học thuộc nhóm VIB, chu kì 4 và có số hiệu nguyên tử là 24. Crom là một kim loại chuyển tiếp có cấu hình electron nguyên tử là 1s22s22p63s23p63d54s1 hay được viết gọn là [Ar]3d54s1. Số oxi hóa của crom trong các hợp chất thay đổi từ +1 đến +6 nhưng phổ biến nhất là +2, +3 và +6. Crom là kim loại có màu trắng bạc và là kim loại cứng nhất với độ cứng chỉ đứng sau kim cương (độ cứng theo thang Mohs là 8.5) do nó có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối ở nhiệt độ thường. Crom không mùi, không vị và dễ rèn. Khối lượng riêng của crom khoảng d = 7,2 g/cm3. Nhiêt độ nóng chảy lớn (2180 K (1907 °C, ​3465 °F)).

Crom là một kim loại có tính khử mạnh. Crom rất bền với không khí và nước do nó tạo lớp màng oxit cực mỏng giúp bảo vệ. Crom còn được mạ lên sắt để bảo vệ sắt và để chế tạo thép không gỉ. Crom tác dụng với các phi kim ở nhiệt độ cao. Crom tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng nóng tạo ra muối crom (II) và giải phóng khí hydro. Còn với các axit HNO3, H2SO4 đặc nguội crom không tác dụng do bị thụ động hóa trong các axit này.

Crom là một nguyên tố phổ biến thứ 21 trong vỏ Trái Đất có nồng độ trung bình đạt 100ppm với các đồng vị  40Cr, 51Cr, 52Cr, 53Cr, 54Cr. Các hợp chất chứa crom được tìm thấy ở trong môi trường do quá trình bào mòn các loại đá chứa crom và trong tro núi lửa. Crom tồn tại trong tự nhiên dưới dạng hợp chất, nhiều nhất là quặng cromit sắt FeO.Cr2O3, quặng này thường có cả Al2O3 và SiO2 vì vậy oxit crom được tách ra từ quặng cromit trên sau đó dùng phản ứng nhiệt nhôm để điều chế ra crom.

Crom là nguyên tố có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và trong công nghiệp. Crom được sử dụng trong ngành luyện kim bởi nó giúp đánh bóng bề mặt và bảo vệ các hợp kim không bị ăn mòn, tạo ra thép không gỉ. Làm thuốc nhuộm và sơn bởi các hợp chất chứa crom như oxit crom hay các muối crom có màu sắc rực rỡ bắt mắt để tạo màu ngọc lục bảo cho thủy tinh và màu hồng ngọc trong sản xuất đá quý, trang sức. Crom còn là một chất xúc tác. Sử dụng trong y học như một chất giúp ăn kiêng.

Crom kim loại hay các hợp chất crom (III) thì không gây hại đến sức khỏe con người nhưng hợp chất crom (VI) thì chỉ với một lượng nhỏ đã gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng nếu nuốt hay hít phải như gây kích ứng da và mắt, gây ra dị ứng đối với những cơ địa nhạy cảm, là tác nhân gây ung thư. Vì vậy cần hết sức cẩn trọng khi tiếp xúc với các hợp chất crom +6 cần có kiến thức và trang bị đồ bảo hộ kĩ càng.

Một số phản ứng của Crom:

2Cr + 3S = Cr2S3

Crom Lưu huỳnh Crom (III) sunfua (chất rắn màu vàng chanh)

3Cl2 + 2Cr = 2CrCl3

Dichlorine Crom Crom (III) clorua

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *