Yoo

Cân bằng phản ứng CuS + H2SO4 = CuSO4 + SO2 + H2O (và phương trình CuS + HNO3 = CuSO4 + NO + H2O)

Đồng (II) sunlfide, hay đồng monosulfide là một hợp chất có công thức hóa học là CuS với khối lượng mol phân tử là 95,611 g/mol. Ngoài ra nó còn có nhiều tên gọi khác như Covellit, Cupric sulfide, Cupric monosulfide, Cuprum(II) sulfide, Cuprum monosulfide. Hợp chất của đồng và lưu huỳnh này có mặt trong tự nhiên vơi màu đen chàm xanh covellit đặc trưng, chất này có khả năng dẫn điện trung bình. CuS kết tủa dạng keo được tạo ra từ phản ứng khi sục từ từ khí hydro sulfide H2S vào dung dịch muối đồng (II). CuS là hợp chất được ưa chuộng bởi có thể làm chất xúc tác hay quang điện.

CuS có cấu trúc tinh thể dạng lục phương, khối lượng riêng là 4,76 g/cm³, nó bị phân hủy ở nhiệt độ trên 500 °C (773 K; 932 °F). CuS là hợp chất kết tủa không tan trong axit H2SO4 loãng, HCl nhưng tan được trong axit H2SO4 đặc nóng, HNO3, NH4OH, KCN.

Khi đốt cháy đồng (II) sunlfide CuS trong môi trường oxi sẽ tạo ra đồng (II) oxit và khí lưu huỳnh đioxit SO2. Đồng (II) sunlfide không tác dụng với các axit H2SO4, HNO3 loãng, HCl nhưng H2SO4, HNO3 đặc nóng thì sẽ có phản ứng tạo muối đồng (II) và các sản phẩm khử khác bởi những axit trên ở điều kiện đặc nóng sẽ là tác nhân oxy hóa mạnh. CuS sẽ bị khử bởi các tác nhân oxi hóa mạnh hơn như clo ở nhiệt độ cao 300 – 400°C hay hidro ở 600 – 700°C.

Đồng (II) sulfide thường được điều chế bằng cách sục khí hydro sulfide H2S vào trong dung dịch muối đồng (II). Ngoài ra, hợp chất này còn có thể được điều chế bằng cách cho đồng (I) sulfide làm tan lưu huỳnh hay bằng cách kết tủa khi cho hydro sulfide H2S tác dụng với dung dịch đồng (II) chloride CuCl2 khan trong etanol khan. Một cách khác nữa có thể cho natri sulfide Na2S phản ứng với dung dịch đồng (II) sunfat CuSO4 cũng sẽ tạo ra đồng (II) sulfide.

Đồng (II) sunlfide không được coi là một chất nguy hiểm nhưng nó sẽ là chất độc nếu nuốt phải với các biểu hiện thường gặp là nôn mửa, chóng mặt, đau dạ dày, kích ứng da hoặc mắt , nếu hít phải có thể gây kích ứng đường thở, hệ hô hấp. Khi hợp chất này tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra hơi độc của đồng (II) oxit và lưu huỳnh gây hại cho sức khỏe con người và động vật. Nếu chẳng may nuốt phải nên lập tức súc rửa miệng bằng nước sạch, uống nhiều nước hay sữa và khuyến khích nôn ra càng sớm càng tốt và cần đến cơ sở y tế để được xử lý đúng cách. Nếu hít phải cần tránh khỏi nơi nguy hiểm ngay, đến nơi thoáng đãng và nếu không thở được cần hô hấp nhân tạo. Trường hợp có tiếp xúc với da hay mắt cần rửa sạch vị trí tiếp xúc ngay trong vòng 15 phút liên tục.

Đồng (II) sunlfide có nhiều ứng dụng trong đời sống như được sử dụng làm chất bán dẫn, quang điện, pin mặt trời, dây dẫn siêu âm, thiết bị phát quang, điện cực dẫn điện, thiết bị chuyển đổi quang nhiệt, lớp phủ để bảo vệ vi sóng, hấp thụ sóng vô tuyến hoạt động, thiết bị cảm biến khí và phân cực bức xạ hồng ngoại, chất bôi trơn rắn và trong các ứng dụng nhiếp ảnh. Ngoài ra đồng (II) sunlfide còn được sử dụng trong nghiên cứu hạt nano như ứng dụng trong lĩnh vực y tế để làm bán dẫn hiển thị các chụp cắt lớp quang điện tử laser, phân tích và cắt bỏ tế bào ung thư và nhiều ứng dụng trong các quy trình sản xuất khác nhau để chế tạo pin lithium ion và cảm biến khí, ứng dụng siêu tụ điện, giảm các chất ô nhiễm hữu cơ, làm xúc tác sinh học để phát hiện điện hóa…

Một số phản ứng của đồng (II) sunlfide CuS:

CuS + 4H2SO4 = CuSO4 + 4SO2 + 4H2O

3CuS + 8HNO3 = 3CuSO4 + 8NO + 4H2O

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *