Yoo

Cân bằng phản ứng KClO3 + C = KCl + CO2 (và phương trình KClO3 + S + C = K2S + CO2 + Cl2)

Kali clorat là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học là KClO3 với khối lượng mol là 122,5492 g/mol. Đây là hợp chất hóa học gốc clorat có chứa oxy của clo nên có tính oxy hóa mạnh tác dụng được với nhiều kim loại và phi kim. KClO3 còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: Potassium chlorate, Potcrate, Chlorate kali, Natri đại dương, Kali chlorate, muối Bu,…

KClO3 tinh khiết tồn tại ở dạng chất kết tinh màu trắng, có vị mặn, lạnh và là chất nguy hiểm nếu nuốt phải chỉ từ 2-3g sẽ gây ngộ độc hoặc tử vong.KClO3 có khối lượng riêng là 2.32g/cm3, nhiệt độ nóng chảy là 356 °C (629 K; 673 °F), điểm sôi là 400 °C (673 K; 752 °F), nhiệt dung riêng là 100.25J/mol·K. KClO3 tan nhiều trong nước nóng nhưng tan ít trong nước lạnh, cụ thể 3,13 g/100 ml (0 °C ), 4,46 g/100 ml (10 °C ), 8,15 g/100 ml (25 °C ), 13,21 g/100 ml (40 °C ), 53,51 g/100ml (100 °C ), 2930 g/100ml (330 °C ). Vì vậy có thể dễ dàng tách kali clorat ra khỏi hỗn hợp nếu làm lạnh dung dịch bão hòa.

Về tính chất thì kali clorat là hợp chất oxy hóa mạnh. Tác dụng với nhiều kim loại, phi kim tạo ra muối như nhôm (Al), cacbon(C), lưu huỳnh(S), Magie(Mg)… KClO3 nhiệt phân sẽ tạo muối clorua với điều kiện có xúc tác MnO2.

Kali clorat có nhiều ứng dụng trong đời sống và hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Kali clorat được trộn cùng với các chất dễ cháy khác như photpho, lưu huỳnh, hay bột kim loại để chế tạo ra thuốc nổ, pháo hoa, hỗn hợp gây cháy, đặc biệt là làm chất đẩy tên lửa. Kali clorat dùng trong sản xuất diêm, trong thành phần ở đầu que diêm chứa đến một nửa là KClO3. Trong phòng thí nghiệm hợp chất này được dùng để điều chế khí oxy hoặc làm thuốc thử. Đối với ngành công nghiệp nhuộm kali clorat được dùng làm chất khử màu, chất oxy hóa. Nó còn được ứng dụng trong lĩnh vực nhiếp ảnh và sản xuất dược phẩm. Đối với lĩnh vực nông nghiệp kali clorat được dùng làm chất điều hòa cây trồng như làm chất kích thích cây trồng đâm chồi, kết trái, tăng khả năng đậu quả ngoài ra nhờ đặc tính oxy hóa mạnh nó còn được dùng làm thuốc diệt cỏ.

Kali clorat được điều chế chủ yếu theo hai cách: cho khí clo tác dụng với dung dịch KOH ở điều kiện nhiệt độ trên 80°C hoặc điện phân dung dịch KCl 25% ở nhiệt độ 70 – 75 °C.

Kali clorat là chất độc và nguy hiểm đến tính mạng nếu nuốt phải, và nó dễ dàng bốc cháy ở điều kiện ánh sáng hay nhiệt độ cao vì vậy cần hết sức chú ý khi bảo quản và sử dụng. Nên cất giữ ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời, độ ẩm cao, cách xa nguồn nhiệt và các vật liệu dễ cháy khác như bột kim loại, phi kim và axit vì nó có thể tác dụng gây nổ. Cần chú ý khi sử dụng hay tiếp xúc trực tiếp với hợp chất này bởi nó dễ dàng phát nổ khi ở nhiệt độ cao và có các tác nhân dễ cháy khi ở gần. Khuyến cáo người không có chuyên môn không nên tự ý mua và sử dụng kali clorat để chế tạo các loại thuốc nổ, thuốc pháo vì dễ xảy ra tai nạn đáng tiếc.

2KClO3 + 3C = 2KCl + 3CO2

2KClO3 + S + 3C = K2S + 3CO2 + Cl2




Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *